Tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 1/2024 giảm 0,6% và đến ngày 16/2 giảm 1% so với cuối năm trước. Theo số liệu từ Báo cáo Chứng khoán Rồng Việt (HM:VDS) (VDSC), ước tính của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ghi nhận, tín dụng của toàn nền kinh tế tăng trưởng âm tính đến tháng 2/2024.
Theo đó, tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 1/2024 giảm 0,6% và tính đến ngày 16/2 giảm 1% so với cuối năm trước. Một số ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng giảm mạnh như Vietcombank (HM:VCB) (giảm 2,3% so với cuối năm 2023), BIDV (HM:BID) (giảm 1,3%) hay MB (giảm 0,7%).
Theo các chuyên gia đánh giá, tăng trưởng tín dụng thấp trong những tháng đầu năm là hiện tượng phổ biến. Bình quân tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm của giai đoạn 2013-2023 chỉ là 0,56%, xuất hiện trong các năm 2014, 2018 và 2024.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng âm trong 2 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là khá nghiêm trọng hơn vì điều kiện năm nay khác với thời kỳ trước khi NHNN đã giao toàn bộ hạn mức tín dụng ngay từ đầu năm.
Không chỉ tín dụng tăng trưởng âm trong hai tháng đầu năm, huy động vốn của nền kinh tế cũng không khả quan. Theo VDSC, tăng trưởng huy động vốn tính đến ngày 16/2 ước giảm 1,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, huy động vốn bằng VND (HM:VND) giảm 1,25% và bằng USD giảm 5,9%.
Nhìn lại số liệu lịch sử, tăng trưởng huy động vốn các tháng đầu năm có xu hướng chậm lại trong giai đoạn từ 2020 đến nay. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào ước tính đến ngày 16/2/2024 thì hoạt động huy động vốn đầu năm nay cũng kém hơn các năm trước. Điều này cũng phần nào lý giải thanh khoản của hệ thống có dấu hiệu căng thẳng trong giai đoạn đầu năm.
>> Gia hạn Thông tư 02: ‘Giải toả áp lực cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể khiến nợ xấu phình to’