Giảm 40%
🔥 Chiến lược chọn cổ phiếu bằng AI, Người khổng lồ công nghệ, tăng +7,1% trong tháng 5.
Hãy hành động ngay khi cổ phiếu vẫn đang NÓNG.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Reuters: Dệt may Việt Nam có thể gặp khó do lệnh cấm của Mỹ đối với cotton Tân Cương (Trung Quốc)

Ngày đăng 15:18 29/04/2023
Reuters: Dệt may Việt Nam có thể gặp khó do lệnh cấm của Mỹ đối với cotton Tân Cương (Trung Quốc)
ADSGN
-
NKE
-

Vietstock - Reuters: Dệt may Việt Nam có thể gặp khó do lệnh cấm của Mỹ đối với cotton Tân Cương (Trung Quốc)

Các quy định siết chặt hơn của Mỹ liên quan đến lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu bao gồm cotton (bông vải) ở vùng Tân Cương của Trung Quốc đang gia tăng áp lực lên các nhà sản xuất hàng dệt may và giày thể thao của Việt Nam.

Theo dữ liệu của Cục Hải quan và biên phòng Mỹ (CBP), tính đến ngày 3-4, trong số các lô hàng dệt may và giày dép nhập khẩu trị giá 15 triệu đô la bị tạm giữ để kiểm tra sự tuân thủ đạo luật UFLPA, hơn 80% (12,18 triệu đô la) đến từ Việt Nam.

Trong số nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới, Việt Nam đối mặt tác động nặng nề nhất từ Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ (UFLPA) của Mỹ, theo đánh giá của của Reuters dựa trên dữ liệu hải quan Mỹ.

Đạo luật này, có hiệu lực hồi  tháng 6-2022, yêu cầu các công ty xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ chứng minh rằng họ không sử dụng nguyên liệu thô hoặc thành phần được sản xuất dựa vào lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Đạo luật UFLPA càng gây thêm khó khăn cho ngành dệt may của Việt Nam, vốn chứng kiến sản lượng và xuất khẩu suy giảm trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng ở các nước giàu phương Tây suy yếu. Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là nhà cung cấp chính cho các thương hiệu lớn như như Gap, Nike (NYSE:NKE) và Adidas (ETR:ADSGN).

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Theo dữ liệu của Cục Hải quan và biên phòng Mỹ (CBP), tính đến ngày 3-4,  trong số các lô hàng dệt may và giày dép nhập khẩu trị giá 15 triệu đô la bị tạm giữ để kiểm tra sự tuân thủ đạo luật UFLPA, hơn 80% đến từ Việt Nam và chỉ 13% lô hàng tạm giữ của Việt Nam được thông quan.

Nhiều nhà nhập khẩu hàng của Mỹ vẫn lạc quan, nhưng chuỗi cung ứng của họ vẫn có thể bị gián đoạn do các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc khoảng một nửa nguyên liệu đầu vào.

Giá trị các lô hàng dệt may và giày dép từ Việt Nam bị từ chối thông quan vào Mỹ vượt quá 2 triệu đô la, cao gấp ba lần so với các lô hàng từ Trung Quốc  khi Mỹ siết chặt thực thi các quy định của đạo luật  UFLPA trong những tháng đầu năm nay.

Giới trách Mỹ cũng kiểm tra gắt gao đối với ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt là đối với sản phẩm tấm pin mặt trời nhập khẩu có thể được sản xuất bằng polysilicon có nguồn gốc từ Tân Cương. Nhưng cho đến nay, CBP chỉ từ chối thông quan 1% giá trị các lô hàng điện tử được kiểm tra, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 43% đối với các lô hàng may mặc và giày dép bị tạm giữ để kiểm tra.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Tổng cộng, CBP đã kiểm tra gần 3.600 lô hàng có tổng trị giá hơn 1 tỉ đô la từ nhiều quốc gia để xác định chúng không sử dụng nguyên liệu đầu vào được sản xuất bằng lao động cưỡng bức ở Tân Cương.

Reuters nhận định dù các lô hàng bị tạm giữ để kiểm tra chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng trị giá 27 tỉ đô la hàng dệt may và giày dép mà Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hồi năm ngoái, nhưng các rủi ro liên quan đến tuân thủ đạo luật UFLPA “có thể dẫn đến những điều chỉnh đau đớn hơn cho Việt Nam”.

Theo Bộ Thương mại Mỹ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ vì Việt Nam là nguồn cung cấp hàng may mặc sử dụng nguyên liệu cotton hàng đầu cho Mỹ.

“Sự phụ thuộc lớn của Việt Nam vào nguyên liệu dệt cotton từ Trung Quốc cũng có nghĩa là có nguy cơ đáng kể nguyên liệu dệt này có chứa cotton từ Tân Cương, nơi sản xuất hơn 90% cotton của Trung Quốc”, Sheng Lu, Giám đốc Khoa nghiên cứu thời trang và hàng may mặc tại Đại học Delaware (Mỹ), nói.

Ông nhận định Việt Nam khó có thể giảm mạnh sự phụ thuộc đó. Lý do là nhiều nhà sản xuất hàng dệt may ở Việt Nam thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Trung Quốc.

Hồi đầu tháng này, Ủy ban Hàng hải liên bang Mỹ (FMC) cảnh báo rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng do các kiểm tra tuân thủ đạo luật UFLPA.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Trong một cuộc khảo sát năm ngoái, gần 60% các nhà quản lý ngành thời trang Mỹ cho biết họ đang tìm kiếm các nhà cung cấp bên châu Á để ứng phó với đạo luật UFLPA.

Tuy nhiên, Sheng Lu cho rằng các công ty thời trang Mỹ khó có thể nhanh chóng tìm được nhà cung cấp thay thế. Do đó, họ sẽ tiếp tục nhập khẩu các lô hàng từ Việt Nam và điều này cũng có nghĩa là CBP dự kiến sẽ tiến hành nhiều đợt kiểm tra hơn đối với hàng dệt may từ Việt Nam.

Trung bình khoảng một trong ba đôi giày mà Nike và Adidas bán trên toàn cầu cùng 26% và 17% sản phẩm quần áo tương ứng của họ được sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Nike đã giảm đáng kể sản lượng hàng may mặc và giày dép tại Việt Nam dù đây vẫn là trung tâm sản xuất chính của hãng, theo báo cáo thường niên mới nhất của Nike cập nhật đến tháng 5-2022.

Người phát ngôn của Adidas cho biết: “Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia cung ứng chính của chúng tôi”.

Hai quan chức từ các hiệp hội thương mại ngành may mặc và giày dép của Mỹ cho biết các quy định mới của đạo luật  UFLPA cho đến nay không có tác động lớn đến Việt Nam. Họ cho rằng các quyết định cắt giảm việc làm gần đây trong các ngành này ở Việt Nam là do nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Khánh Lan (Theo Reuters)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.