Có những lo ngại rằng NHNN đang “đứng trước họng súng” khi cắt giảm lãi suất quyết liệt trong khi Fed vẫn duy trì sự thận trọng. Tài chính Ngân hàngNHNN đang "đứng trước họng súng" khi cắt giảm lãi suất quyết liệt?Nhật Huy • 08/08/2023 08:59Có những lo ngại rằng NHNN đang “đứng trước họng súng” khi cắt giảm lãi suất quyết liệt trong khi Fed vẫn duy trì sự thận trọng.
Theo báo cáo của Chứng khoán Maybank (MBKE), có những lo ngại rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang “đứng trước họng súng” khi cắt giảm lãi suất quyết liệt trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn duy trì sự thận trọng, điều này có thể ảnh hưởng lên tỷ giá.
Tuy nhiên tỷ giá VND/USD vẫn ổn định cho đến nay. Tỷ giá USDVND chủ yếu đi ngang trong 7 tháng đầu năm nay sau bốn lần cắt giảm lãi suất tổng cộng 1,25 – 1,50 điểm % của NHNN và 4 lần tăng lãi suất tổng cộng của Fed.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do thặng dư thương mại 15 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2023 và triển vọng kinh tế sáng sủa hơn trong nửa cuối năm 2023 và 2024.
Trong ngắn hạn, do chính phủ đang đặt nhiều ưu tiên hơn cho phục hồi kinh tế nên nhiều khả năng NHNN sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ. Về mặt chiến thuật, NHNN Việt Nam có thể kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động ngoại hối của các ngân hàng thương mại, thắt chặt hơn một chút tính thanh khoản của Việt Nam đồng trên thị trường liên ngân hàng và bán USD từ dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng Việt Nam.
Tuy nhiên, về mặt kiểm soát chặt chẽ hoạt động ngoại hối của NHNN, các chuyên gia cho biết vẫn chưa thấy NHNN sử dụng biện pháp thắt chặt thanh khoản và bán USD từ dự trữ ngoại hối trong năm nay.
Ngoài ra, theo quan điểm của MBKE, việc đồng Việt Nam mất giá 2-3% so với USD trong 12 tháng tới sẽ không ảnh hưởng đến lập trường chính sách của chính phủ và sựphục hồi kinh tế.
Tóm lại, do cả lạm phát và ngoại hối đều nằm trong tầm kiểm soát, các chuyên gia kỳ vọng lãi suất trong nước sẽ giảm thêm 1-1,5 điểm % trong thời gian tới, đồng thời cũng không loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất chính sách 0,25 điểm % trong những tháng tới, như một phần trong nỗ lực thúc đẩy phục hồi kinh tế.