Vietstock - Nhiều bộ, ngành sử dụng ngân sách lớn nhưng ít công khai minh bạch
Trong số 37 bộ, cơ quan trung ương được khảo sát, nghiên cứu, chỉ có 17 bộ thực hiện công khai chi tiêu ngân sách theo Luật Ngân sách nhà nước. Các bộ, cơ quan trung ương chi càng nhiều tiền ngân sách thì tính công khai càng thấp.
Công khai chi tiêu ngân sách tại các dự án đầu tư công sẽ góp phần gia tăng hiệu quả đầu tư - Ảnh: TT |
PGS (HN:PGS).TS Vũ Sỹ Cường đến từ Học viện Tài chính - đại diện cho nhóm nghiên cứu "chỉ số công khai ngân sách bộ, cơ quan trung ương - MOBI 2018" cho biết tại hội thảo công bố MOBI 2018, ngày 30-7 tại Hà Nội.
Báo cáo MOBI 2018 do Liên minh minh bạch ngân sách (BTAP) phối hợp với tổ chức phi chính phủ Oxfam thực hiện.
20 bộ, ngành không công khai thông tin
Báo cáo MOBI 2018 ghi nhận Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có tổng số chi ngân sách nhà nước lớn nhất trong khoảng 40 bộ, ngành, cơ quan trung ương hiện nay.
Năm 2019, Bộ Giao thông vận tải chi ngân sách khoảng 58,56 nghìn tỉ đồng nhưng điểm công khai ngân sách của bộ chỉ đạt 3,7 điểm.
Tương tự, một số bộ, ngành khác như Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục - đào tạo có dự toán chi ngân sách thuộc nhóm đầu nhưng không có bất kỳ tài liệu nào được công khai.
Đại diện nhóm nghiên cứu, khảo sát MOBI 2018 trình bày báo cáo, PGS.TS Vũ Sỹ Cường khẳng định ngân sách là tiền của dân, không phải của riêng ai, nên phải được chi tiêu một cách hiệu quả, minh bạch để người dân biết.
MOBI 2018 đã khảo sát chi ngân sách nhà nước tại 37 bộ, ngành, cơ quan trung ương, trong đó có 31 bộ, cơ quan ngang bộ (không bao gồm Bộ Công an, Bộ Quốc phòng) và 6 cơ quan trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Qua 3 vòng khảo sát và gửi tham vấn trực tiếp thông tin từ 37 bộ, ngành, cơ quan trung ương, kết quả xếp hạng MOBI 2018 ghi nhận chỉ có 17 bộ, ngành có mục công khai ngân sách trên cổng thông tin. Trong đó, chỉ 12 bộ, ngành có thông tin công khai ngân sách, 5 bộ, ngành công khai mang tính hình thức.
Đáng lưu ý, có tới 20 bộ, ngành, cơ quan trung ương không công khai bất kỳ thông tin nào về việc chi tiêu ngân sách trong năm.
PGS.TS Vũ Sỹ Cường tỏ ra ngạc nhiên khi chỉ có 17 bộ, ngành thực hiện công khai ngân sách. Hơn nữa, việc công khai ngân sách mới dừng lại ở công bố con số và không có thuyết minh chi tiêu nên người dân rất khó hiểu được quá trình chi tiêu ngân sách của các bộ, ngành.
Chỉ số công khai ngân sách của 37 bộ, ngành, cơ quan trung ương theo xếp hạng MOBI 2018 - Ảnh: Đ.T |
Bộ, ngành không tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước
Thực tế, việc công khai ngân sách được quy định rất cụ thể trong Luật Ngân sách nhà nước 2015, Thông tư 61/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Tuy nhiên, dường như đang thiếu những chế tài cần thiết buộc các bộ, ngành phải công khai thông tin về chi tiêu ngân sách.
Bảng xếp hạng MOBI 2018 cũng cho thấy không bộ, ngành nào thực hiện công khai thông tin chi tiêu ngân sách ở mức chưa đầy đủ, tương đối đầy đủ và đầy đủ. Tất cả 37 bộ, ngành đều được xếp vào nhóm công bố ít thông tin về chi tiêu ngân sách.
Từ kết quả xếp hạng MOBI 2018, ông Phạm Đình Cường, chuyên gia tài chính công của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng thực trạng công khai ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương rất đáng buồn. Các bộ, ngành được Quốc hội giao sử dụng ngân sách mà không công khai là thiếu sót.
Tuy nhiên, vị này cho rằng "vấn đề nằm ở nhận thức, các bộ không khó để công khai ngân sách".
Và để thực hiện tốt hơn các quy định về công khai ngân sách, PGS.TS Vũ Sỹ Cường khuyến nghị "Quốc hội cần giám sát việc công khai ngân sách và có thể xem hoạt động công khai ngân sách như một trong những điều kiện đánh giá hoạt động của các bộ, ngành, cơ quan trung ương".
Mục tiêu của MOBI 2018 hướng tới thúc đẩy sự minh bạch, giải trình và quản lý ngân sách, tạo niềm tin của công chúng với việc quản lý và công khai ngân sách nhà nước. MOBI 2018 khảo sát dựa trên việc công bố thông tin về công khai ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương trên chính cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành. Bốn tiêu chí đánh giá mức độ công khai ngân sách là tính sẵn có, tính thuận tiện, tính kịp thời, tính đầy đủ của thông tin chi tiêu ngân sách được bộ, ngành công bố trên cổng thông tin điện tử. Trước đó, vào tháng 6-2019, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng đã công bố Chỉ số công khai ngân sách tỉnh (POBI) 2018. |
Bảo Ngọc
Bạn có nên đầu tư 2,000 USD vào PGS ngay bây giờ không?
Trước tình hình PGS đang nổi như cồn trên báo chí, các nhà đầu tư thông thái đang tự hỏi: Liệu cổ phiếu đó có thực sự được định giá hợp lý không? Trong một thị trường tràn ngập những cổ phiếu được định giá quá cao, việc xác định giá trị thực sự có thể là một hành trình đầy chông gai. Các thuật toán AI tiên tiến của InvestingPro đã phân tích PGS cùng với hàng ngàn cổ phiếu khác để khám phá ra những viên ngọc tiềm ẩn. Những cổ phiếu bị định giá thấp này, có khả năng bao gồm cả PGS, có thể đem lại lợi nhuận đáng kể khi thị trường điều chỉnh. Chỉ tính riêng năm 2024, công cụ AI của chúng tôi đã xác định được một số cổ phiếu bị định giá thấp mà sau đó tăng vọt 30 trở lên. Liệu PGS có hội tụ đủ yếu tố để đạt mức tăng trưởng tương tự không? Đừng bỏ lỡ cơ hội để tìm hiểu nhé.
Xem Ngay Cổ Phiếu Định Giá Thấp