Các hình thức lừa đảo Banking càng những ngày cận Tết càng nở rộ với nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi. Nhằm giúp khách hàng nâng cao cảnh giác khi giao dịch với ngân hàng, đặc biệt là các giao dịch online, và bảo vệ thông tin, tài sản cá nhân, hàng loạt ngân hàng thương mại vừa đưa ra cảnh báo và tổng hợp các hình thức lừa đảo mới diễn ra gần đây, đồng thời khuyến cáo tới khách hàng.
Mạo danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ giải ngân, trả góp, rút tiền mặt, nâng hạn mức thẻ tín dụng
Đối tượng lừa đảo lập tài khoản trên mạng xã hội Zalo/ Facebook (NASDAQ:META) có sử dụng logo, phòng giao dịch, hình ảnh của nhân viên ngân hàng… và sử dụng các tài khoản này liên hệ với khách hàng để giới thiệu các gói vay vốn hấp dẫn hoặc cung cấp dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng/ hỗ trợ nâng hạn mức thẻ tín dụng.
- Đối tượng lừa đảo tiếp cận, trao đổi, mời khách hàng cung cấp thông tin cá nhân (Số CCCD/CMND/sổ hộ khẩu) để hỗ trợ vay vốn/ thanh lý hồ sơ cho vay/ giới thiệu các gói vay hay tiền gửi hấp dẫn. Đối tượng lừa đảo giả mạo văn bản xác nhận có chữ ký lãnh đạo Ngân hàng gửi cho khách hàng để chứng minh khách hàng đã được giải ngân khoản vay/ thỏa điều kiện để nhận ưu đãi của Ngân hàng và yêu cầu khách hàng nộp trước một khoản tiền/phí. Sau khi nhận được tiền, đối tượng lừa đảo chặn toàn bộ liên lạc với khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Đối tượng lừa đảo tiếp cận, tư vấn, yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ để hỗ trợ vay vốn. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, đối tượng thông báo khách hàng không đủ điều kiện vay vốn do có nợ xấu, yêu cầu đóng trước một khoản tiền để xóa nợ xấu. Chuyển một khoản tiền gọi là phí hồ sơ để hoàn tất thủ tục. Sau khi nhận được tiền, các đối tượng này ngay lập tức chặn liên lạc nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Đối tượng lừa đảo tiếp cận, chào mời hỗ trợ khách hàng trả góp qua thẻ tín dụng, rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, nâng hạn mức thẻ tín dụng v.v… yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin thẻ, đồng thời sẽ yêu cầu cung cấp mã OTP để hoàn tất thủ tục. Nếu khách hàng cung cấp mã số này, đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt tiền qua các giao dịch thanh toán mua sắm online, ví điện tử…
Nguồn: Agribank |
Đối tượng lừa đảo gửi tin nhắn SMS giả mạo thương hiệu ngân hàng thông báo giao dịch bất thường kèm theo đường link giả để lừa khách hàng nhập thông tin bảo mật, mã OTP nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Ngoài ra, đối tượng lừa đảo còn giả mạo cuộc gọi từ các cơ quan điều tra hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ công liên hệ thông báo trúng thưởng, thông báo biến động số dư bất thường/phát sinh chi tiêu quốc tế, yêu cầu tra soát tài khoản… và gửi kèm với một đường dẫn giả mạo để khách hàng đăng nhập bằng tài khoản ngân hàng hoặc cung cấp các thông tin về tài khoản, mật khẩu, OTP.
Sau khi khách hàng click vào đường link giả mạo, nhập thông tin tài khoản, mật khẩu, mã OTP xác thực, đối tượng sẽ chiếm quyền kiểm soát dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng và thực hiện lệnh chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng khác.
Mạo danh nhân viên mạng viễn thông
Đối tượng lừa đảo tự xưng là cán bộ công ty viễn thông, liên hệ với khách hàng qua điện thoại, tin nhắn và đề nghị hỗ trợ nâng cấp, chuyển đổi sim 4G/5G miễn phí và hướng dẫn cú pháp để chuyển đổi. Khách hàng khi thực hiện theo sẽ bị chiếm đoạt quyền sử dụng SIM điện thoại.
Sau khi chiếm được SIM điện thoại, các đối tượng lừa đảo sẽ đăng nhập và sử dụng các ứng dụng ngân hàng điện tử, ví điện tử có liên kết với tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tiền trong tài khoản/ Thẻ ngân hàng có liên kết ví điện tử của khách hàng. Khách hàng bị mất/ chiếm đoạt SIM điện thoại phải đối mặt với nguy cơ cao sẽ mất tiền trong tài khoản ngân hàng.
Lừa đảo mua bán hàng trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội (Shopee/Lazada/Tiki/Tiktok)
Các đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… tuyển cộng tác viên đặt đơn hàng ảo, công việc yêu cầu đặt mua các đơn hàng ảo nhưng chuyển khoản thanh toán thật, sau đó sẽ được nhận lại tiền gốc cộng hoa hồng từ 10% đến 20%.
Nguồn: Agribank |
Mạo danh người thân nhắn tin vay mượn tiền, nhận tiền từ nước ngoài.
Đối tượng lừa đảo lập tài khoản giả mạo hoặc chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của khách hàng. Tiếp đó, đối tượng lừa đảo sẽ nhắn tin với người thân quen trong danh sách bạn bè của khách hàng để nhờ thanh toán tiền, mua thẻ cào điện thoại, chuyển khoản vào một số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng đã chuẩn bị sẵn từ trước hòng chiếm đoạt tiền của khách hàng.
Ngoài ra, đối tượng lừa đảo mạo danh người thân nhắn tin cho khách hàng báo có khoản tiền nước ngoài mới chuyển về, yêu cầu khách hàng vào đường link đăng nhập tài khoản Internet Banking và OTP để nhận tiền. Sau khi khách hàng click vào đường link giả mạo, nhập thông tin tài khoản, mật khẩu, mã OTP xác thực, đối tượng sẽ chiếm quyền kiểm soát dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng và thực hiện lệnh chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng khác.
Các ngân hàng thương mại khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không làm những việc sau để tránh mất tiền oanMở tài khoản và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử cho người khác sử dụng.Tiết lộ tên đăng nhập, mật khẩu, mã PIN, OTP của bất kỳ dịch vụ ngân hàng điện tử nào.Chuyển tiền, nạp tiền vào số điện thoại do người khác chỉ định để làm thủ tục nhận thưởng, khuyến mại.Sử dụng tiền được chuyển khoản nhầm vào tài khoản ngân hàng cá nhân.Cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ, người không quen biết trên không gian mạng; kết bạn, vào các nhóm Zalo, Facebook, Telegram… không quen biết.Ngoài ra, lưu ý website chính thống của ngân hàng thường được đăng ký với tên miền (.vn) hoặc (.com.vn). Những trang web có tên giống ngân hàng nhưng có đuôi khác như (.info), (.xyz), (.com) đều là giả mạo. Khách hàng cũng có thể xác minh độ tin cậy của tin nhắn nghi ngờ giả mạo bằng cách sao chép SMS gửi tới 9548 (Viettel), 9241 (Mobiphone), 1551 (Vinaphone)... |