Vietstock - Điện một giá: Nhà giàu có thể lợi hơn dân nghèo
Các chuyên gia cho rằng, nếu chọn tính điện một giá, người dùng ít có thể phải chịu tiền điện cao hơn trước đây, trong khi người dùng nhiều lại được giảm.
Bộ Công Thương cho biết đang xem xét phương án một giá điện, bên cạnh kịch bản rút gọn biểu giá bán lẻ 6 bậc xuống 5 bậc thang khi sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Theo đó, nếu được áp dụng sẽ có song song 2 biểu giá bán lẻ, người dân có thể chọn dùng điện đồng giá hoặc biểu luỹ tiến bậc thang.
Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, trường hợp người dân chọn phương án một giá điện thay vì biểu giá bậc thang thì ưu điểm là người dùng và ngành điện dễ áp dụng, quản lý, giám sát. Cách này cũng tạo điều kiện cải tiến khâu kinh doanh bán điện, công tác ghi chỉ số công tơ.
Đại diện EVN cũng nhìn nhận, việc đưa ra phương án đồng giá điện mang tính "linh hoạt để thêm sự lựa chọn cho người dân". Nếu các kịch bản đưa ra nhận được sự đồng thuận và cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngành điện sẽ áp dụng song song 2 phương án là tính đồng giá hoặc biểu giá bậc thang luỹ tiến. Tuy nhiên, chọn phương án nào, hộ tiêu dùng sẽ được áp biểu giá đó cho tới khi có biểu giá điện mới theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, việc tính đồng giá cũng tạo ra không ít tác động tới các hộ dùng điện. Chẳng hạn, những gia đình dùng ít điện, trung bình dưới 200 kWh sẽ tăng tiền điện và 400 kWh trở lên, số tiền phải trả hàng tháng lại giảm. Trong khi những hộ dùng dưới 200 kWh thường là các hộ nghèo, thu nhập thấp và lâu nay họ vẫn được Nhà nước "trợ giá", nếu dùng dưới 50 kWh.
Cũng cho rằng kịch bản điện một giá khi đưa ra lấy ý kiến có thể nhiều người tiêu dùng thích và chọn lựa, nhưng ông Bùi Xuân Hồi (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, khoảng 70% số hộ dùng điện sẽ phải trả chi phí cao hơn nếu chọn phương án này.
Khi thực hiện đồng giá, một số nước ghi chỉ số tiêu thụ điện một lần theo quý để tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu tư. Việc này cũng chấm dứt tình trạng tách hộ để được hưởng giá bậc thang thấp ở bậc đầu. Dù có nhiều ưu điểm như trên nhưng áp lực tiết kiệm điện ở kịch bản đồng giá sẽ không cao như áp giá luỹ tiến. Tầng lớp người nghèo, dùng ít điện sẽ bị ảnh hưởng nên phải tính toán kỹ. Hiện, tỷ trọng các hộ dùng điện dưới 300 kWh là 70-80%.
"Người thu nhập thấp sẽ chọn phương án bậc thang để có lợi hơn vì dùng ít. Còn những người chọn điện một giá sẽ là giới giàu, thu nhập cao bởi với họ điện một giá có lợi hơn. Hoá ra, đấu tranh cho điện một giá là đấu tranh cho người giàu", một chuyên gia nhận xét.
Chưa kể, phương án một giá không tạo áp lực phải tiết kiệm điện của người dùng, khi đây là mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng. Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi nói, việc người dân có thêm lựa chọn về giá điện khi đưa ra nhiều kịch bản là đúng, nhưng chưa rõ tính khả thi sẽ tới đâu với phương án một giá này.
"Vấn đề một giá thì giá nào sẽ được đưa ra để người nghèo không 'gánh' cho người giàu", ông Ngãi nêu quan điểm.
Thực tế, khi lên kế hoạch thay đổi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt vào cuối năm ngoái, Bộ Công Thương cũng tính tới phương án áp dụng giá điện một bậc, mức 1.897 đồng một kWh (chưa gồm 10% thuế VAT).
Phân tích tác động của phương án giá này, trong đề xuất đưa ra trước đây, Bộ Công Thương tính toán, số khách hàng dùng điện có mức tiêu thụ từ 300 kWh trở lên sẽ có lợi khi số tiền điện phải trả thấp hơn người dùng dưới 300 kWh.
Cụ thể, 18,6 triệu hộ sử dụng 0-200 kWh, mỗi tháng tiền điện sẽ tăng 17.000-36.000 đồng một hộ. Còn 3,6 triệu hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện 201-300 kWh, số tiền điện giảm 8.000 đồng một hộ mỗi tháng.
Ở chiều ngược lại, hơn 3,1 triệu hộ dùng điện 301 kWh trở lên, tiền điện giảm 80.000-330.000 đồng một tháng.
Phân tích thiệt, hơn của phương án đồng giá này, Bộ Công Thương đã không lựa chọn khi đưa ra lấy ý kiến góp ý từ người dân, chuyên gia lúc đó. Bởi việc chia nhiều bậc để người sử dụng nhiều phải trả tiền điện cao hơn, khuyến khích người dân tiết kiệm điện, do đây là hàng hoá đặc biệt.
So sánh tiền điện hàng tháng theo các phương án đồng giá hoặc bậc thang:
Điện tiêu thụ (kWh) | Số tiền phải trả hàng tháng theo các phương án (đồng) | |||
Giá 1.897 đồng một kWh (theo tính toán trước đây của Bộ Công Thương) | Giá 2.282 đồng một kWh (theo đề xuất của chuyên gia) | 5 bậc (theo phương án đang đề xuất của Bộ Công Thương) | 6 bậc hiện hành | |
50 | 94.850 | 114.100 | 77.450 | 83.900 |
100 | 189.700 | 228.200 | 154.900 | 170.600 |
200 | 379.400 | 456.400 |
495.600 |
372.000 |
300 | 560.100 | 684.600 |
729.600 |
625.600 |
400 | 758.800 | 912.800 |
963.600 |
909.000 |
500 | 948.500 | 1.141.000 |
1.233.700 |
1.201.700 |
600 | 1.138.200 | 1.369.200 |
1.503.800 |
1.494.400 |
700 | 1.327.900 | 1.597.400 |
1.773.900 |
1.787.100 |
800 |
1.517.600 |
1.825.600 |
2.084.400 |
2.079.800 |
Chia sẻ với VnExpress, không nêu mức giá cụ thể ở kịch bản điện đồng giá mà Bộ Công Thương đang tính toán, song Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho hay"chắc chắn mức này phải cao hơn giá điện bình quân bán lẻ 1.864,44 đồng một kWh".
Còn theo phân tích của các chuyên gia, mức giá ở phương án một giá điện sẽ khó dưới 2.000 đồng một kWh. Ông Trần Viết Ngãi gợi ý, nếu một giá điện thì mức giá phải tương đương bậc 4 của biểu giá bậc thang hiện tại là 2.282 đồng một kWh, hoặc giá bình quân của 6 bậc thang hiện hành, khoảng 2.154 đồng một kWh.
Các mức giá này, ông cho rằng đảm bảo cao hơn giá bán điện bình quân 1.864,44 đồng, giúp EVN không bị lỗ và cũng đảm bảo "dùng nhiều điện phải trả nhiều, vì điện không phải mặt hàng khuyến khích tiêu dùng".
Theo phân tích của chuyên gia Ngô Văn Tuyển, nếu đơn giá phương án một giá lấy theo bậc 3 hiện tại là 1.813 đồng một kWh thì người dùng từ 200 kWh trở xuống sẽ bị thiệt, còn dùng từ 300 kWh trở lên sẽ có lợi.
Trường hợp áp giá bậc 4 (2.282 đồng một kWh) thì phải dùng từ 1.000 kWh trở lên mới có lợi, còn áp giá từ bậc 5 là 2.834 đồng một kWh trở lên, tất cả đều thiệt và thiệt nhất là người nghèo, người dùng ít điện. Đương nhiên người dùng nhiều cũng có quyền đòi hỏi bình đẳng về giá, nhưng điện là thứ hàng hóa hữu hạn và không khuyến khích tiêu dùng.
Nhấn mạnh sẽ không có biểu giá điện nào thoả mãn tất cả các điều kiện, yêu cầu của người dùng, ông Bùi Xuân Hồi cho rằng, phương án đồng giá điện có ưu điểm về cách thức tính toán, nhưng nhược điểm trong thực thi khi người nghèo lại "bù chéo" cho người giàu". Về phía lợi ích người dùng, theo chuyên gia này, thực tế biểu giá điện luỹ tiến theo bậc thang không lỗi thời và người dùng ít điện sẽ được lợi về giá.
Tuy nhiên, ông đề nghị, cơ cấu biểu giá chia 6 bậc thang hiện nay nên rút gọn lại, đảm bảo hệ số giãn cách giữa các bậc hợp lý hơn.
Anh Minh