Chuyên gia cho rằng: "Thời gian tới, thị trường vàng sẽ dần ổn định khi có chính sách ổn định hơn, cùng với cơ chế giám sát chặt chẽ thì chênh lệch cũng sẽ giảm bớt". Lúc 8h00 sáng nay (8/1), tại Vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng miếng giảm 500 nghìn đồng/lượng xuống còn 71,5-74,5 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua – bán vẫn duy trì ở mức cao 3 triệu đồng/lượng.
Tương tự tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC điều chỉnh xuống còn 72,3-74,7 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua – giá bán tại đây đã được thu hẹp xuống còn 2,4 triệu đồng/lượng.
Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ (HM:PNJ)) cũng giảm 500 nghìn đồng/lượng chiều mua và 600 nghìn đồng/lượng chiều bán ngay từ đầu giờ sáng, hiện niêm yết vàng SJC ở mức 72,0-74,6 triệu đồng/lượng. Tập đoàn DOJI giảm 500 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều xuống mức 71,5-74,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn 24k đi ngang hoặc tăng nhẹ 100 nghìn đồng/lượng so với phiên giao dịch trước đó. Hiện giá mua vào phổ biến ở mức 62,0-62,2 triệu đồng/lượng, giá bán ra khoảng 63,1-63,3 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá loại vàng này ở các thương hiệu là không đáng kể, ngoại trừ Bảo Tín Minh Châu và Bảo Tín Mạnh Hải niêm yết ở mặt bằng cao hơn, khoảng 62,7-63,8 triệu đồng/lượng.
Tuần qua, giá vàng thế giới đã giảm hơn 1%, đồng thời cũng là tuần lễ giảm giá đầu tiên sau 3 tuần thăng hoa.
Nguyên nhân, theo ông David Meger, Giám đốc giao dịch mảng kim loại tại High Ridge Futures, là do dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp tăng mạnh hơn so với dự kiến đã tạo ra áp lực lên vàng. Tuy nhiên, dữ liệu từ Viện quản lý Cung ứng (ISM) đã chỉ ra sự đi xuống của ngành dịch vụ tại Mỹ đã phần nào khiến thị trường vàng không bị sụt giảm quá ạnh.
>> Triển vọng giá trong tuần tới (8/1-12/1)