Việc giá vàng trên thế giới lao dốc không phanh trong phiên đầu tuần là một bất ngờ. Yếu tố nào đã kéo giá mặt hàng kim loại quý xuống nhanh như vậy? Tài chính Ngân hàngGiá vàng lao dốc cực nhanh: Có cơ hội quay đầu tăng tiếp?Mạnh Hà • {Ngày xuất bản}Việc giá vàng trên thế giới lao dốc không phanh trong phiên đầu tuần là một bất ngờ. Yếu tố nào đã kéo giá mặt hàng kim loại quý xuống nhanh như vậy?
Trong phiên giao dịch đầu tuần mới 22/4, giá vàng giao ngay lao dốc trên thị trường châu Á, từ mức 2.392 USD/ounce cuối tuần trước xuống dưới ngưỡng 2.350 USD/ounce rồi sau đó tiếp tục giảm trên thị trường châu Âu và Mỹ, có lúc về gần 2.330 USD/ounce.
Cú giảm tới 60 USD/ounce trong vòng một phiên giao dịch, tương đương mức giảm 2,5%, là một bất ngờ trong bối cảnh giá vàng đang trên đà đi lên mạnh mẽ và được dự báo có thể đạt mức 2.500-2.600 USD/ounce, thậm chí 3.000 USD/ounce nếu căng thẳng tại Trung Đông gia tăng.
Giá vàng thế giới biến động mạnh, vàng miếng SJC cũng chao đảo. Ảnh: Minh Hiền.Giá vàng thế giới lao dốc vì đâu?
Cú lao dốc của vàng thế giới trong phiên đầu tuần diễn ra trong bối cảnh áp lực bán chốt lời tăng vọt trên khắp các thị trường, trong khi các hợp đồng đánh cược mua vào vàng tương lai ở mức rất thấp.
Cú giảm 2,5% trước hết là do hoạt động chốt lời sau khi vàng thế giới tăng vọt 22% từ mức 1.990 USD/ounce hồi giữa tháng 2 lên gần 2.430 USD/ounce ghi nhận hôm 12/4, trước khi ổn định quanh vùng 2.380/ounce trong những phiên trong tuần thứ 3 của tháng 4.
Mức tăng hơn 20% trong vòng hai tháng, gấp gần 4 lần so với lãi suất tiền gửi tại Mỹ trong một năm và gấp khoảng từng đó ở nhiều nước trên thế giới. Đây là lý do khiến áp lực bán ra tăng vọt.
Thông thường, hoạt động chốt lời chưa diễn ra hoặc bị hấp thụ hết bởi những hợp đồng đánh cược vàng lên nếu xu hướng uptrend vẫn còn. Nhiều dự báo cho rằng, vàng thế giới vẫn trong xu hướng tăng giá bởi nước Mỹ còn chưa bắt đầu một chu kỳ nới lỏng tiền tệ. Một đồng USD yếu hơn khi Mỹ cắt giảm lãi suất sẽ thúc đẩy vàng đi lên. Lạm phát và căng thẳng địa chính trị cũng sẽ nâng đỡ giá vàng lên các đỉnh cao mới.
Căng thẳng tại Ukraine cũng như Trung Đông được nhận định sẽ chưa thể sớm chấm dứt. Căng thẳng Iran - Israel vẫn âm ỉ và có thể bùng phát bất cứ lúc nào sau những cú ăn miếng trả miếng gần đây.
Tuy nhiên, việc chốt lời luôn được giới đầu tư quan tâm. Mỗi đợt điều chỉnh đều là cơ hội gia tăng lợi nhuận nếu chốt lời ở vùng đỉnh hoặc vùng đỉnh ngắn hạn. Chỉ cần có lý do để kích hoạt hoạt động này.
Lý do được nói đến nhiều nhất là kỳ vọng của giới đầu tư về sự suy giảm rủi ro căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông sau khi hàng nghìn người Israel biểu tình rầm rộ vào cuối tuần qua. Bên cạnh đó việc Tehran hạ thấp tác động và tầm quan trọng của cuộc tấn công gần đây của Israel cũng khiến rủi ro căng thẳng trong khu vực suy giảm.
Giá vàng thế giới cũng chịu áp lực từ tín hiệu quay xe của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), thay vì tín hiệu 4 lần hạ lãi suất trong năm 2024, con số này giảm dần xuống 3 rồi 2, 1 lần. Thậm chí, có quan chức Fed cho rằng cần tăng lãi suất vì lạm phát còn cao và kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ.
Ở chiều ngược lại, nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng các chuyên gia tài chính đang đánh giá thấp rủi ro địa chính trị và không có những biện pháp phòng ngừa đủ mạnh.
Trong nước, giá vàng miếng có thể sẽ giảm khi NHNN đưa vàng ra đấu thầu, giống như hồi năm 2013. Tuy nhiên, mức cung ứng vàng có thể khác đi.
Hiện có 26 đơn vị, bao gồm tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng thiết lập quan hệ giao dịch vàng miếng với NHNN. Trong đó có 15 đơn vị đủ điều kiện tham gia phiên đấu thầu.
Phiên đấu giá ngày 23/4 có thành công hay không là câu hỏi chưa có đáp án trong bối cảnh giá vàng thế giới biến động mạnh. Giá quy đổi hiện ở mức 72,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn nhiều so với giá tham chiếu đấu thầu. Trong khi đó, nếu tham gia một thành viên phải đặt mua tối thiểu 1.400 lượng.
Vàng tăng phi mã: Dấu chấm hết cho kỷ nguyên đồng USD thống trị thế giới?