Dệt may không rộng cửa trong EVFTA vì khó về nguyên phụ liệu?

Ngày đăng 21:39 02/08/2019
Dệt may không rộng cửa trong EVFTA vì khó về nguyên phụ liệu?

Vietstock - Dệt may không rộng cửa trong EVFTA vì khó về nguyên phụ liệu?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm yếu về nguyên phụ liệu trong đệt may, các địa phương không mặn mà đầu tư vào dệt nhuộm khiến cho ngành dệt may khó tận dụng được cơ hội ưu đãi thuế quan trọng EVFTA.

Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm về Hiệp định EVFTA với ngành dệt may Việt Nam sáng nay (2/8) do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức.

Việc cắt giảm thuế quan về 0% đối với 77% dòng hàng hóa dệt may vào EVFTA được nhận định sẽ mang lại nhiều cơ hội, khi mà EU cũng là thị trường dệt may lớn. Tuy nhiên, ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng để tận dụng được thì ngành dệt may, doanh nghiệp buộc phải cải cách, nâng cao sức cạnh tranh hơn nữa.

"Nhà đầu tư vào Việt Nam mà chi phí tăng thì họ có thể dịch chuyển sang nước khác và chúng ta đang chịu sức ép khi chi phí lao động tăng nhanh. Nên cần phải tạo ra thị trường ổn định, lâu dài để chúng ta có điều kiện tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, tạo ra giá trị gia tăng. Song điểm nghẽn lớn của ngành hiện nay là dệt, nhuộm nên rất khó tận dụng được cơ hội" – ông Thái đánh giá.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho rằng vấn đề lớn nhất đối với ngành dệt may là khâu nhuộm hoàn tất, EU đặt ra yêu cầu xuất xứ từ vải. Do đó, để tận dụng được các FTA ông Giang cho rằng cần Chính phủ, địa phương cần phải hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp, tập trung nguồn cung đang thiết hụt, hình thành nên chuỗi cung ứng toàn cầu… để đáp ứng yêu cầu của hiệp định.

"EU vẫn là thị trường có tính chiến lược trọng điểm, lâu dài, vì dòng hàng của EU là dòng hàng có giá trị gia tăng cao hơn các nước. Việt Nam đang cạnh tranh rất khắc nghiệt với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, nên nếu không đặt ra chiến lược tốt, thì cũng khó tiếp cận các thị trường trong EU" – ông Giang cho hay.

Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO (VCCI) cho rằng EU là thị trường lớn và hấp dẫn với ngành dệt may Việt Nam khi quy mô xuất khẩu năm 2018 là 5,6 tỉ USD. Tuy nhiên, con số này cũng chỉ chiếm 2,02% tổng nhập khẩu hàng dệt may của châu Âu, nên dư địa của thị trường rất lớn.

Trong khi đó, bà Trang cũng cho rằng việc thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu dệt may đang là thách thức lớn để đảm bảo quy tắc xuất xứ, hưởng ưu đãi. Thực tế có khoảng 90% nguyên phụ liệu của Việt Nam đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của hiệp định và không được ưu đãi cộng gộp.

"Ngành dệt may không được đánh giá là ngành hưởng lợi nhất trong tăng trưởng sản lượng hay tăng trưởng xuất khẩu sang EU. Nhưng là ngành hưởng lợi nhất từ phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, nên đó là động cơ để thúc đẩy đầu tư của trong nước vào nước ngoài" – bà Trang cho rằng đề nâng cao giá trị gia tang cho dệt may bên cạnh việc thúc đẩy đầu tư vào dệt, nhuộm thì cần phải chú trọng vào thiết kế và các công đoạn khác.

Ông Giang cho biết, với các hiệp định thương mại tự do đã có các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhằm tăng cường nguồn cung thiếu hụt, tạo giá trị thặng dư cho sản xuất. Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương lo ngại về ô nhiễm ngành dệt, nhuộm trong khi công nghệ xử lý nước thải của thế giới rất tiên tiến, các nước cũng kiểm tra rất chặt chẽ về sản phẩm phải tuân thủ điều khoản về môi trường, nên không đáng lo ngại.

"Khuyến nghị là doanh nghiệp không nên tiếp tay cho gian lận xuất xứ, các hợp đồng thương mại về thanh toán, bảo vệ nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa Việt Nam nhằm tạo môi trường bình đẳng" – ông Giang đề nghị.

N.AN

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.