Tỷ giá leo thang, Hòa Phát (HM:HPG) là một trong những doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn, do 70% đầu vào nhập khẩu và có khoản vay lớn bằng USD. Sáng ngày 11/4, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2024. Liên quan đến nội dung về tỷ giá, Chủ tịch HĐQT - ông Trần Đình Long cho biết tập đoàn bị ảnh hưởng rất lớn trước tình hình tỷ giá leo thang. Theo ước tính Quý I/2024, tập đoàn sẽ phải trích lập dự phòng tỷ giá khoảng 200 tỷ đồng.
Theo số liệu công bố, năm 2023, tỷ trọng nhập khẩu của Hòa Phát chiếm hơn 70% tổng giá vốn toàn Tập đoàn. Điều này cho thấy nguyên vật liệu đầu vào của Hòa Phát như than, quặng,… phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung cấp hàng từ nước ngoài. Với đặc thù nhập khẩu nguyên liệu nhiều trong khi thị trường tiêu thụ chủ yếu ở trong nước dẫn đến giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu nên khi biến động tỷ giá tăng làm chi phí mua nguyên liệu tăng, chi phí tài chính tăng.
Ngoài đầu vào phụ thuộc nhập khẩu nguyên vật liệu, Hòa Phát còn duy trì tỷ trọng vay bằng USD tới 16% trong tổng dư nợ.
Theo BCTC hợp nhất, số dư vay ngắn hạn tại ngày 31/12/2023 bao gồm các khoản vay bằng VND (HM:VND) và các khoản vay bằng USD lần lượt là 37.781 tỷ VND (gấp 1,52 lần năm so với đầu năm) và 9.525 tỷ VND (gần bằng 67% dư nợ đầu năm).
Theo đó dư nợ vay USD năm 2023 đạt 16% trong cơ cấu vay tương ứng giảm 13% so với năm 2022. Như vậy, cơ cấu nợ vay được điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng vay USD và tăng tỷ trọng vay VND trong bối cảnh tỷ giá leo thang.
Ngoài nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn bằng đồng bạc xanh, dư nợ vay dài hạn của Hòa Phát đến cuối năm 2023 còn có khoản vay bằng USD tương ứng 846 tỷ VND của Ngân hàng TNHH Woori Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh.
Chi phí lãi vay năm 2023 của Hòa Phát là 3.585 tỷ đồng, gấp 1,16 lần so với cùng kỳ năm 2022 trong khi dư nợ vay chỉ tăng 13% cho thấy Tập đoàn đang nỗ lực giảm chi phí đi vay xuống mức tối ưu.
Nguồn: BCTN năm 2023 của Hòa Phát
Hiện tại, tỷ giá USD/VND đang phá vỡ mọi kỷ lục trước đó, tăng vọt lên quanh ngưỡng 25.015 VND/USD. Tỷ giá tăng làm tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp nhập khẩu và có dư nợ vay bằng USD.
Đầu tư Chứng khoán dẫn lời bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán MB cho biết, tỷ giá liên tục xô đổ các kỷ lục dưới những áp lực như giá vàng trong nước chưa cho thấy chiều hướng giảm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp ngày 20/3/2024 khiến tình trạng chênh lệch lãi suất giữa USD và VND kéo dài.
Trong quý II/2024, lãnh đạo BIDV (HM:BID) cho rằng, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng vẫn chịu nhiều áp lực tăng thêm, mặc dù đà tăng có thể phần nào được hạn chế nhờ các biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước. Dự báo, mức tăng của tỷ giá từ 0,5% - 1% so với cuối quý I. Còn trên thị trường quốc tế, đồng USD dự kiến sẽ có xu hướng “giằng co”, bởi nhiều yếu tố tác động đan xen.
Về phía doanh nghiệp, trước rủi ro về tỷ giá, Hòa Phát đã có những biện pháp quản trị rủi ro như giảm cơ cấu nợ vay bằng USD, trích lập dự phòng tỷ giá, tăng tỷ trọng xuất khẩu có thể giúp doanh nghiệp chuyển phần tăng chi phí đầu vào vào giá bán thép dễ dàng hơn.
Hòa Phát yêu cầu các đơn vị thành viên khi mua bán hay dự kiến cần mua ngoại tệ thì phải trao đổi với trưởng nhóm tỷ giá và cập nhật giá thị trường. Bên cạnh đó, Hòa Phát thực hiện quản trị tốt hàng tồn kho, giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu trong những thời điểm tỷ giá tăng cao giúp làm giảm áp lực của tỷ giá lên vốn lưu động của Tập đoàn.
Ngoài ra, Hòa Phát thường xuyên thu thập thông tin, nhận định, dự báo thị trường, xây dựng các hạn mức và công cụ phòng ngừa tỷ giá với các tổ chức tín dụng
>> Thế Giới Di Động đã lỗ tỷ giá bao nhiêu cho khoản vay 250 triệu USD đến hạn vào tháng 9 năm sau?