CTS dự báo lãi suất huy động có xu hướng giảm dần về cuối năm 2023, đặc biệt chiều hướng này sẽ gia tăng khi FED dự kiến sẽ giảm lãi suất điều hành vào quý 4/2023. Trong bối cảnh mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng trung ương các nước là kiềm chế lạm phát như hiện nay, Việt Nam có nhiều thách thức hơn trong việc hài hòa các mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế và kiểm soát tối đa các thách thức vĩ mô.
Theo đó, động lực tăng trưởng nền kinh tế 2023 phụ thuộc vào giảm lãi suất mà vẫn đảm bảo tỷ giá và lạm phát ổn định nên biện pháp tăng cung tiền qua kích cầu đầu tư công và giảm thuế đối với một số mặt hàng chủ chốt bao gồm hàng hóa nhập khẩu, xăng dầu, điện, nước để tăng cầu nội địa trong khi vẫn sử dụng mạnh mẽ chính sách thắt chặt tiền tệ.
Do tình hình lạm phát ở các quốc gia đang phát triển và thị trường mới nổi có khả năng được kiểm soát linh hoạt hơn. Theo đó, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (CTS) dự báo lãi suất điều hành ở Việt Nam có thể đã đạt đỉnh vào tháng 1/2023.
Cụ thể, ngày 08/02/2023 mức lãi suất huy động tối đa ở các ngân hàng lớn chỉ còn khoảng 8,7%/năm, thay vì mức tối đa 9,5%/năm vào cuối tháng 1/2023.
CTS kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được duy trì ở mức như hiện tại trong năm 2023.
Bên cạnh đó, cũng dự báo lãi suất huy động có xu hướng giảm dần về cuối năm 2023, đặc biệt chiều hướng này sẽ gia tăng khi FED dự kiến sẽ giảm lãi suất điều hành vào quý 4/2023, theo CTS.
Về mặt tỷ giá, CTS đánh giá ổn định tỷ giá là mục tiêu hàng đầu của Chính Phủ Việt Nam trong năm 2022 khi mà VND (HM:VND) là một trong số đồng tiền ổn định nhất trong bối cảnh USD tăng liên tục kể từ đầu năm 2022.
Tỷ giá VND/USD năm 2023 được dự báo tiếp tục đi ngang hoặc giao động trong biên độ hẹp quanh ngưỡng 24,000 - 24,500 trước khi đón nhận diễn biến tích cực từ tình hình kinh tế toán cầu.