Chuyên gia: Cần mở cửa mạnh, không ngập ngừng để hỗ trợ doanh nghiệp

Ngày đăng 22:26 13/10/2021
Chuyên gia: Cần mở cửa mạnh, không ngập ngừng để hỗ trợ doanh nghiệp

Vietstock - Chuyên gia: Cần mở cửa mạnh, không ngập ngừng để hỗ trợ doanh nghiệp

Theo các chuyên gia, Chính phủ cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19, quan trọng nhất là mở cửa nền kinh tế mạnh mẽ.

Tại tọa đàm “Doanh nhân và trách nhiệm xã hội nhìn từ đại dịch Covid-19” do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam tổ chức, GS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, đánh giá cao vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp trong việc phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế.

“Vấn đề là chúng ta phải làm sao để kéo được đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp cùng đồng hành chống dịch với cả nước nhiều hơn nữa”, ông Cường nói. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn và chưa có sự liên kết chặt chẽ.

Đồng quan điểm, TS Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, cho biết bên cạnh doanh nghiệp đã phải đóng cửa, cần ghi nhận doanh nghiệp nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh để đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, cộng đồng doanh nghiệp đang trải qua những ngày tháng gian nan nhất. Ảnh: Reatimes.

“5T” từ Chính phủ và “3 Hóa” từ doanh nghiệp

TS Vũ Tiến Lộc đề xuất giải pháp “5T” từ Chính phủ và “3 Hóa” từ doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn. Thứ nhất là “trợ thở” bằng cách mở cửa. Từ đầu tháng 10, Việt Nam đã bắt đầu mở cửa nhưng cần mạnh mẽ hơn nữa, chứ không ngập ngừng nửa đóng nửa mở.

Thứ hai là “tiếp máu” cho doanh nghiệp bằng các chính sách tài khóa. Nếu chỉ có ngân hàng giảm lãi suất thì không đạt được kết quả tích cực nhất, do đó cần có các chính sách, các quỹ bảo lãnh ngân hàng. Hiện nay, các gói chính sách mới thực hiện được 50%, còn rất nhiều dự địa để tiếp tục hỗ trợ.

Thứ ba là tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cởi trói chính sách cho doanh nghiệp khi hiện nay, luật pháp còn chồng chéo, thủ tục hành chính còn ít nhiều phiền hà.

Thứ tư là cần thúc đẩy, nâng cao trình độ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ cần tiền, mà cần Nhà nước hỗ trợ nâng cao năng lực, trình độ quản trị cho các doanh nghiệp.

Chuyên gia cho rằng cần đề cao tính xã hội của doanh nghiệp, hướng đến phát triển bền vững. Ảnh: Thạch Thảo.

Cuối cùng là tiếp cận thị trường, cần tổ chức xúc tiến qua mạng mạnh mẽ. Với doanh nghiệp, trước mắt phải tính toán phương án “cơm áo gạo tiền”. Tuy nhiên, 3 tháng cuối năm doanh nghiệp cũng cần quan tâm xanh hóa, xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa; đề cao tính xã hội, hướng đến phát triển bền vững.

Nhìn từ đại dịch Covid-19, TS Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần hoạch định rõ cho tương lai của doanh nghiệp, mục đích bền vững lâu dài.

“Đầu tiên cần sửa là cơ chế, cái gì Nhà nước không cấm thì cần mở ra cho doanh nghiệp làm; cần cơ chế cho doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, bền vững hơn; cần dồn sức lo cho doanh nghiệp, khen chê cần rõ ràng thì doanh nghiệp mới phát triển đi lên được”, ông Hợp nêu quan điểm.

Kẹt ở mô hình "Zero Covid"

Còn theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, vướng mắc lớn nhất của doanh nghiệp, doanh nhân hiện nay là mô hình “Zero Covid” và cách sống chung an toàn với Covid-19. Theo ông, cần phải cân bằng hai mục tiêu chống Covid-19 và phát triển kinh tế.

Đối với doanh nghiệp, cần quan tâm câu chuyện khôi phục mở cửa kinh tế với thế giới, đặc biệt là vấn đề xuất khẩu. Cần tạo điều kiện đầy đủ cho doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu chứ không thể ngăn cấm hay áp đặt về vấn đề giao thông vì sẽ cản trở vấn đề di chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu vật tư…

Thứ hai là câu chuyện nhân lực cho doanh nghiệp, làm thế nào để thu hút lao động trở về các thành phố. TS Nguyễn Sĩ Dũng nêu giải pháp đảm bảo công nhân có nhà ở ổn định ở các khu công nghiệp để họ an cư, an tâm sản xuất kể cả khi xảy ra dịch bệnh.

Thứ ba, với nhóm tiêu dùng thì cần phải bảo đảm thị trường mở cửa trở lại. Vấn đề an sinh xã hội cho người dân nói chung, người nghèo, người lao động phải được đáp ứng tốt nhất để từ đó kích cầu tiêu dùng.

Thứ tư là vốn vay cho doanh nghiệp, có hai vấn đề: nếu vay của dân bằng trái phiếu hay công cụ nào thì phải trả lãi suất cao; tiền tích trữ cần phải chi tiêu luôn.

Thứ năm, đối với thủ tục và chính sách hiện nay còn rất vướng, ông Dũng cho rằng Quốc hội cần ban hành nghị quyết tháo gỡ các thủ tục chính sách cần thiết.

Văn Hưng

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.