💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Chuyển đổi sang thẻ chip vẫn chậm chạp

Ngày đăng 16:25 24/09/2019
Chuyển đổi sang thẻ chip vẫn chậm chạp
BID
-
HCM
-
STB
-
VCB
-

Vietstock - Chuyển đổi sang thẻ chip vẫn chậm chạp

Tình trạng trộm cắp thông tin tài khoản thẻ ATM khách hàng để làm thẻ giả vẫn lộng hành, trong khi việc chuyển sang thẻ ATM chip được xem là giải pháp hạn chế tình trạng này lại triển khai khá chậm chạp.


Việc chuyển đổi thẻ ATM sang sử dụng công nghệ chip đang triển khai quá chậm chạp

Ảnh: Đ.N.T


Chiều 23.9, chúng tôi ghé Ngân hàng (NH) TMCP Ngoại thương VN (Vietcombank (HM:VCB)) chi nhánh Kỳ Đồng (khu vực TP.HCM (HM:HCM)) hỏi thông tin làm thẻ chip nhưng nhân viên nhà băng này cho biết, hiện Vietcombank chưa phát hành thẻ chip và có khả năng đến cuối năm mới triển khai. “Có gì chị quay lại sau”, người này nói. Đây cũng là câu trả lời mà chúng tôi nhận được hồi tháng 6, khi liên hệ với nhà băng này để làm thẻ chip.

Điều này là khá lạ bởi trước đó, thời điểm cuối tháng 5, Hội Thẻ ngân hàng VN phối hợp với Công ty cổ phần thanh toán quốc gia VN (Napas) cùng với 7 NH là Vietcombank, BIDV (HM:BID), Agribank, VietinBank, Sacombank (HM:STB), ABBank và TPBank đã công bố ra mắt sản phẩm thẻ chip nội địa của các NH. Đây là 7 nhà băng tiên phong đổi từ thẻ từ sang thẻ chip, giải pháp nâng cao tính bảo mật, an toàn cho thẻ, hạn chế tình trạng tội phạm cài đặt thiết bị trên máy ATM của NH để trộm dữ liệu thông tin khách rồi làm giả thẻ rút tiền trong tài khoản (skimming). Vietcombank có số lượng thẻ ATM lớn, hầu như chưa rục rịch. Thực tế, tính từ lúc triển khai tới nay đã hơn 4 tháng nhưng cũng không nhiều NH triển khai phát hành thẻ chip. Điều này dẫn đến nguy cơ khó có thể đạt được kế hoạch đặt ra vào cuối năm 2019 (tức còn khoảng 2 tháng nữa) có ít nhất 30% thẻ, 35% số lượng ATM và 50% số lượng POS chuyển sang công nghệ chip.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối quý 2, số lượng thẻ phát hành lũy kế của hệ thống NH tăng 11 triệu thẻ so với cuối năm 2018, lên 164 triệu thẻ. Trừ số thẻ “chết”, ngưng hoạt động thì số thẻ nội địa mà NHNN công bố gần đây do 48 NH phát hành vào khoảng 76 triệu thẻ, tương đương số lượng thẻ ATM chip phải đạt được khoảng 22,8 triệu thẻ.

Chi phí đầu tư quá cao vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm chuyển đổi sang thẻ chip của các NH. Theo tính toán, phí phát hành thẻ chip cao gấp 5 - 6 lần thẻ từ, vào khoảng 40.000 - 50.000 đồng/thẻ so với mức 7.000 - 8.000 đồng/thẻ từ. Trong trường hợp NH yêu cầu khách hàng lên để đổi thẻ, NH phải chịu khoản phí này. Với gần 23 triệu thẻ cần chuyển đổi theo kế hoạch, chi phí lên tới hơn 1.100 tỉ đồng. Chưa kể một số chi phí đầu tư khác như thay đổi máy POS, ATM có cài đặt chấp nhận thẻ chip; thiết bị dập thẻ chip lên đến hàng triệu USD… Đó là lý do các nhà băng không mấy mặn mà.

Trộm tiền tài khoản gia tăng

Trong khi thị trường “đốt đuốc” tìm NH phát hành thẻ chip nội địa thì tình trạng tội phạm, đặc biệt từ nước ngoài tấn công trộm tiền trên tài khoản khách hàng qua hình thức skimming đang ngày gia tăng. Vụ gần đây nhất, Bộ Công an phối hợp Công an TP.Vinh (Nghệ An) bắt giữ 3 người Trung Quốc để điều tra hành vi sử dụng máy tính, mạng viễn thông chiếm đoạt tài sản, gồm Yang Chang Cai (33 tuổi), Deng Cong Cong (29 tuổi), Lian Yu (35 tuổi). Công an đã thu giữ 333 thẻ NH giả thì có 319 thẻ đã được quét thông tin về chủ tài khoản, 22 thẻ đã bị rút tiền khỏi tài khoản và 14 thẻ trắng cùng 3 bộ thiết bị điện tử, máy tính, thẻ nhớ và nhiều tang vật liên quan. Nhóm này khai nhập cảnh vào VN thuê khách sạn ở và cài đặt các thiết bị “lạ” vào máy ATM của NH tại TP.Vinh để ăn cắp thông tin thẻ của khách hàng. Sau đó, dữ liệu thông tin ban đầu được xử lý rồi chuyển về Trung Quốc giải mã và chuyển lại cho 3 đối tượng trên thực hiện đổ dữ liệu vào các thẻ ATM trắng thành thẻ giả, đi rút tiền tại các máy ATM.

Chiêu thức trộm tiền bằng skimming đã xuất hiện từ nhiều năm nay và VN được đánh giá là “vùng trũng” của loại tội phạm nước ngoài vào lĩnh vực này bởi còn dùng thẻ ATM băng từ, trong khi các nước đang dần chuyển đổi sang thẻ chip. Theo số liệu của EMVCo, tính đến cuối quý 4/2018, tỷ lệ giao dịch thẻ ATM theo tiêu chuẩn chip trên toàn cầu chiếm 73,6%, riêng các nước tại châu Á có tỷ lệ tăng lên 68,15% thay vì 54,4% của năm 2017. Một số nước trong khu vực đã chuyển đổi sang thẻ chip thành công như Malaysia chuyển đổi thẻ quốc gia vào cuối năm 2018 và đang thực hiện giai đoạn 2 sang chip chuẩn quốc tế EMV. Tại Indonesia chuyển đổi thẻ ATM chip nội địa 30% vào cuối năm 2018, 50% vào cuối năm 2019 và đạt 100% vào năm 2021.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, Cố vấn HĐQT NH TMCP Quốc Dân (NCB): Giai đoạn "giao thời" này rủi ro càng lớn vì bọn tội phạm đang tận dụng tối đa cơ hội hành nghề khi các NH trong nước chưa kịp chuyển đổi sang thẻ chip có tính an toàn bảo mật cao hơn. Quan trọng hơn, dù tài khoản khách hàng bị tấn công rút tiền nhưng thiệt hại thì các NH phải gánh chịu. Thế nên, điều cần làm trước mắt là tập trung chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip để bảo vệ tài sản cho cả khách hàng và NH.

Thanh Xuân

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.