Theo Geoffrey Smith
Investing.com -- Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ sẽ họp với các nhà sản xuất lớn khác để thảo luận về mức sản lượng sau khi cắt giảm dự báo về nhu cầu dầu. Nhiều chi tiết đang xuất hiện về quy mô thiệt hại của các ngân hàng từ vụ Archegos, trong khi thị trường cổ phiếu và trái phiếu đang giảm trước bài phát biểu về cơ sở hạ tầng của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde thách thức thị trường chống lại những nỗ lực nới lỏng của ECB và Deliveroo sa sút khi ra mắt thị trường dù rất được mong đợi. Dưới đây là những điều bạn cần biết trên thị trường tài chính vào thứ Tư, ngày 31 tháng Ba.
1. OPEC+ nhóm họp sau khi cắt giảm dự báo nhu cầu
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ họp với các nhà sản xuất lớn khác (đặc biệt là Nga) để đặt hạn ngạch sản lượng cho tháng Năm. Cuộc họp của Ủy ban Giám sát Bộ trưởng chung dự kiến bắt đầu lúc 10:30 AM ET (14:30 GMT).
Kỳ vọng đã được củng cố xung quanh sự nhất trí không thay đổi mức sản lượng, bất chấp sự nôn nóng của Nga và các nước khác trong việc tăng sản lượng để đáp ứng với đà tăng giá kể từ cuối năm 2020.
Đó là bởi vì làn sóng Covid-19 mới nhất đã tấn công châu Âu và Ấn Độ đã làm trì hoãn sự phục hồi dự kiến của nhu cầu toàn cầu: Ủy ban kỹ thuật chung của OPEC đã điều chỉnh giảm ước tính tăng trưởng nhu cầu toàn cầu xuống 5,6 triệu thùng/ngày, từ 5,9 triệu trước đó. Nhu cầu trong quý II hiện được dự báo sẽ thấp hơn 1 triệu thùng / ngày.
2. Mitsubishi tổn thất vì Archegos; Deutsche bank may mắn tránh họa; S&P cắt giảm triển vọng của Credit Suisse
Thêm tình tiết mới về quy mô tổn thất của các ngân hàng tài trợ cho vụ cá cược cổ phiếu của Bill Hwang. UFJ Mitsubishi cho biết họ dự kiến sẽ lỗ khoảng 300 triệu đô la, trong khi Deutsche Bank (DE: DBKGn) cho biết họ đã giảm cho Archegos vay kịp thời để tránh bị thiệt hại lớn và khoản lỗ còn lại của họ thì “chẳng đáng là bao”.
Vào thứ Ba, Standard & Poor’s đã cắt giảm triển vọng của Credit Suisse từ "ổn định" xuống “tiêu cực” do lo ngại về những thiếu sót trong quản lý rủi ro của ngân hàng này.
Credit Suisse vẫn chưa định lượng được tổng số thất thoát của mình sau cú sốc. Các nhà phân tích của JPMorgan (NYSE: JPM) ước tính tổng thiệt hại đối với những người cho Archegos vay là 10 tỷ đô la.
3. Cổ phiếu, trái phiếu dậm chân tại chỗ trước bài phát biểu của Biden
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đang giậm chân tại chỗ trước bài phát biểu lớn của Tổng thống Joe Biden phác thảo các kế hoạch chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Biden dự kiến sẽ nói về khoản chi tiêu khoảng 2 nghìn tỷ đô la, một con số ngụ ý rằng Bộ Tài chính Hoa Kỳ và các cấp chính phủ khác sẽ phải vay nặng lãi hơn.
Đến 6:30 sáng theo giờ ET (1030 GMT), Dow Jones tương lai giảm 23 điểm, tương đương dưới 0,1%, trong khi S&P 500 tương lai đi ngang và hợp đồng tương lai Nasdaq 100 đã tăng 0,2%.
Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng nhẹ lên 1,73%, sau khi tăng cao tới 1,78% vào hôm thứ Ba.
Các cổ phiếu có khả năng được chú ý bao gồm Lululemon, công ty này có thu nhập vượt mong đợi và Walgreens Boots Alliance (NASDAQ: WBA), báo cáo sớm. Chipmaker Micron (NASDAQ: MU) báo cáo sau khi thị trường đóng cửa. Cũng trong tâm điểm là H&M ADRs, sau khi công ty thua lỗ trong quý gần nhất và tạm dừng chia cổ tức.
4. Trả lời phỏng vấn mạnh miệng, bà Lagarde có thể phải trả giá đắt
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde đã có ý thách thức các thị trường chống lại quyết tâm nới lỏng tiền tệ của mình khi bà cho rằng lạm phát quý vừa rồi bị phóng đại lên.
Bà Lagarde nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn rằng các thị trường “cứ thử chống lại chúng tôi nếu họ muốn”.
Trước lời nói có vẻ thách thức này, thị trường đã không mấy biến động, giúp cho lợi suất và chênh lệch trái phiếu chính phủ Eurozone phần lớn không thay đổi. Tuy nhiên, chẳng có gì đảm bảo lời thách thức của bà sẽ không bị đáp trả.
ECB đã cho biết họ sẽ đẩy nhanh việc mua trái phiếu trong quý thứ hai, giai đoạn mà tỷ lệ lạm phát hàng năm có khả năng tăng đột biến do giá dầu sụt giảm một năm trước đó. Tỷ lệ CPI Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng lên 1,3% trong tháng 3, từ 0,9% vào tháng 2, theo dữ liệu được Eurostat công bố sau đó.
5. Deliveroo tụt dốc khi lần đầu niêm yết
Đợt IPO lớn nhất của châu Âu cho đến nay đã có một khởi đầu thảm hại, khi cổ phiếu của Deliveroo do Amazon hậu thuẫn giảm tới 30% khi ra mắt thị trường, trong bối cảnh lo ngại rằng mô hình kinh doanh của họ có thể không khả thi theo quy định của thị trường lao động. Nhà đầu tư dường như cũng như không hài lòng với cấu trúc cổ phiếu hai tầng của họ.
IPO định giá công ty khoảng 10,5 tỷ đô la. Đợt IPO này xảy ra chỉ vài tuần sau khi Uber (NYSE: UBER) phải tuân theo phán quyết của Tòa án tối cao ở Anh buộc công ty phải cho tài xế của mình nghỉ phép và nghỉ ốm có lương, đồng thời đảm bảo rằng tài xế nhận được lương tối thiểu. Cho đến nay, các hãng chuyển phát chu kỳ của Deliveroo không có sự đảm bảo nào như vậy.
Cũng có những lo ngại rằng Deliveroo không tiếp cận được các thị trường địa phương như các đối thủ Uber Eats và Just Eat Takeaway