Đây là thông tin được Kiểm toán Nhà nước cho biết trong báo cáo gửi tới Quốc hội mới đây. Mới đây, Báo cáo kết quả kiểm toán Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội được Kiểm toán Nhà nước gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đã có đánh giá về việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Theo đó, Kiểm toán Nhà nước cho biết đến thời điểm tháng 8/2023, việc xử lý ba ngân hàng mua bắt buộc (OceanBank, GPBank, CBBank) mới ở bước được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đang ở giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp. Trong đó, DongABank mới được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc.
Về tình hình tài chính của các ngân hàng này theo đơn vị kiểm toán vẫn rất khó khăn. Cụ thể, nợ xấu và tài sản tồn đọng cao, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế tiếp tục có xu hướng gia tăng, không đáp ứng quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Một số ngân hàng thương mại tiềm ẩn rủi ro cao.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng cho hay tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn toàn hệ thống đến 31/12/2022 là 25,6% không vượt ngưỡng cho phép, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng tăng. Cụ thể, khối ngân hàng thương mại cổ phần năm 2022 đạt 30,7% (năm 2021 là 26,3%); khối TCTD phi ngân hàng tăng từ 37,0% năm 2021 lên 42% năm 2022.
Tại 31/12/2022, ngoài những ngân hàng thương mại yếu kém chưa đáp ứng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn (OceanBank, GPBank, CBBank, DongABank, SCB), còn có một số ngân hàng có tỷ lệ này khá cao, sát ngưỡng cho phép, tiềm ẩn rủi ro việc mất cân bằng kỳ hạn và rủi ro thanh khoản với TCTD.
Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ loạt vấn đề bất cập liên quan gói hỗ trợ lãi suất của VIB (HM:VIB) ]]>