Giá vàng thế giới tiếp tục lập kỷ lục mới, vàng miếng SJC lên đỉnh lịch sử, vàng nhẫn vượt xa ngưỡng 77 triệu đồng. Châu Á đang say sưa với "cơn bão" tăng giá, trong khi giới đầu tư phương Tây còn chưa nhập cuộc. Tài chính Ngân hàngChâu Á say sưa, phương Tây chưa nhập cuộc, 'cơn bão' giá vàng mới chỉ bắt đầu?Mạnh Hà • {Ngày xuất bản}Giá vàng thế giới tiếp tục lập kỷ lục mới, vàng miếng SJC lên đỉnh lịch sử, vàng nhẫn vượt xa ngưỡng 77 triệu đồng. Châu Á đang say sưa với "cơn bão" tăng giá, trong khi giới đầu tư phương Tây còn chưa nhập cuộc.
Sôi sục thị trường vàng châu Á
Thị trường vàng châu Á tiếp tục sôi sục phiên thứ 2 liên tiếp và lại là điểm bùng nổ cho một đợt bứt phá mới của mặt hàng kim loại quý trên toàn cầu.
Trong sáng đầu tuần (phiên 8/4), giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng bứt phá từ mức cao lịch sử 2.330 USD/ounce cuối tuần trước lên kỷ lục mới 2.350 USD/ounce (trước khi điều chỉnh giảm ở châu Âu và châu Mỹ). Tiếp đã hưng phấn, đến phiên chiều 9/4 giới đầu tư châu Á lại gây bất ngờ.
Thông tin Trung Quốc mua ròng vàng tháng thứ 17 liên tiếp dường như tiếp thêm sự hưng phấn cho hoạt động giao dịch mua vàng tại khu vực châu Á, trong khi thị trường Mỹ còn chưa tới giờ mở cửa phiên mới.
Tới 16h20' ngày 9/4, giá vàng thế giới giao ngay tăng vọt và ghi nhận một kỷ lục mới 2.365 USD/ounce (tương đương 72,3 triệu đồng/lượng, tính theo tỷ giá 25.130 đồng/USD của Vietcombank (HM:VCB) chiều 9/4).
Như vậy, dự báo tưởng chừng như là kịch bản rất khó xảy ra với vàng ở mức 2.400 USD/ounce trong năm 2024 đã đến rất gần. Nó diễn ra ở vào thời điểm thế giới mới chỉ bước qua quý I được hơn một tuần.
Giá vàng thế giới tăng chóng mặt khiến vàng miếng và vàng nhẫn trong nước tăng phi mã, dồn dập lập các kỷ lục mới trong phiên giao dịch ngày 9/4. Giá vàng miếng SJC đã lên sát ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tăng lên 77,3 triệu đồng/lượng.
"Cơn bão" tăng giá vàng chưa dừng lại. Những ai mua vàng miếng SJC ở mức 80-82 triệu đồng/lượng cách đây khoảng 1 tháng đã có khoảng thời gian rất lo ngại mặt hàng này có nguy cơ tụt giảm nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra các chính sách ổn định thị trường vàng. Mức chênh 16-18 triệu đồng/lượng (so với giá thế giới) đã khiến nhiều người sợ thua lỗ.
Giá vàng thế giới và trong nước tăng dữ dội, liên tiếp lập kỷ lục mới. Ảnh: HHTrên thực tế, hiện mức chênh với giá thế giới đã giảm về khoảng 11 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng miếng SJC đã lập kỷ lục mới. Tới 15h50' chiều 9/4, giá vàng SJC lên 84,8 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn thậm chí còn lên cơn sốt trong vài phiên gần đây khi người dân mua vàng áp đảo số bán ra. Tỷ lệ này sáng 9/4 tại Bảo Tín Minh Châu là 55% và vào phiên chiều có thể còn cao hơn khi giá thế giới tăng bùng nổ.
Một số cửa hàng xuất hiện tình trạng ai mua vàng nhẫn từ 1 cây trở lên thì phải sau 1 tuần mới lấy được vàng. Trong khi giá thế giới tăng, trong nước các doanh nghiệp thiếu vàng nguyên liệu, càng làm thiếu cung.
Phương Tây chưa nhập cuộc, "cơn bão" mới bắt đầu?
"Cơn bão" tăng giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ở thị trường trong nước được kích hoạt bởi đợt tăng giá hiếm có trên thế giới khi làn sóng mua vàng của ngân hàng trung ương nhiều nước nổ ra.
Đợt tăng giá này bất ngờ với nhiều chuyên gia và nhà quan sát thị trường kim loại bởi giá tăng không ngừng, liên tục lập đỉnh mới, vượt các dự báo cho dù thị trường có xuất hiện tin xấu, các yếu tố tác động tiêu cực tới vàng.
Với đà tăng như này, mốc 2.400 USD/ounce có thể sẽ sớm được phá vỡ ngay trong phiên 9/4 trên thị trường Mỹ hoặc trong ngày 10/4 trên thị trường châu Á. Đích nào cho giá vàng thế giới trong cú bứt phá lần này vẫn chưa thể xác định.
Trên Kitco, Giám đốc Chiến lược Đầu tư tại hãng Abrdn Robert Minter cho rằng, cú tăng giá 19% kể từ đầu năm của vàng “mới chỉ bắt đầu”.
Một điểm đáng chú ý là cơn bão tăng giá kể từ cuối năm 2023 tới nay mới chỉ có sự góp sức chủ yếu của các nhà đầu tư châu Á. Theo Robert Minter, các nhà đầu tư phương Tây vẫn chưa tham gia. Điều đó có nghĩa là đợt tăng này có nhiều cơ hội kéo dài hơn nữa.
Theo Robert Minter, sau các ông lớn (ngân hàng trung ương các nước, ngân hàng đầu tư…), tới đây các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ đổ tiền vào các quỹ ETF vàng và khi đó thị trường vàng sẽ lại có cơ hội vào một đợt tăng mới.
Trên thực tế, thị trường vàng đã có một giai đoạn tích lũy rất dài. Từ tháng 4/2022, các quỹ ETF vàng trên thế giới đã bán ra 750 tấn vàng và được hấp thụ bởi ngân hàng trung ương các nước. Hiện sức cầu của các ngân hàng trung ương vẫn còn lớn, trong khi nguồn cung vàng từ các quỹ ETF đã cạn kiệt.
Một câu hỏi được đặt ra là: khi nào các nhà đầu tư phương Tây sẽ đổ tiền vào vàng?
Minter cho rằng, họ sẽ chờ đến khi Mỹ thực sự cắt giảm lãi suất.
Theo tín hiệu từ cuộc họp gần nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ có 3 lần cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm 2024, có thể bắt đầu từ tháng 6. Nước Mỹ sẽ bước vào một chu kỳ giảm lãi suất. Đồng USD được kỳ vọng giảm sâu, qua đó tác động tích cực lên vàng.
Và nếu đúng như vậy, các nhà đầu tư phương Tây tham gia vào bữa tiệc mua sắm vàng, giá mặt hàng kim loại quý sẽ tăng lên tới đâu? Khi nào lập đỉnh?
Dường như chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.
Tuy nhiên, có một thực tế là vàng thường tăng rất mạnh trong các chu kỳ giảm lãi suất của Mỹ trong hơn 2 thập kỷ qua, ít thì 1,6 lần còn nhiều thì 3,4 lần. Trong khi đó, đợt tăng lần này mới được khoảng 1,2 lần.
Đầu năm nay, trên CNBC, chuyên gia của Ngân hàng Citi dự báo giá vàng thế giới có thể lên 3.000 USD/ounce trong vòng 12-18 tháng, tương đương gần 92 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank ở mức 25.130 đồng/USD. Giá vàng trong nước khi đó có thể lên 100 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tăng điên cuồng, lập đỉnh mới 77 triệu đồng