Theo giới phân tích đánh giá, cuộc chiến ở Trung Đông có thể là chất xúc tác làm vỡ “bong bóng” đồng đô la Mỹ. Tài chính Ngân hàng“Bong bóng” USD có thể vỡ bởi xung đột tại Trung ĐôngDương Lam • {Ngày xuất bản}Theo giới phân tích đánh giá, cuộc chiến ở Trung Đông có thể là chất xúc tác làm vỡ “bong bóng” đồng đô la Mỹ.
Theo giới phân tích đánh giá, cuộc chiến ở Trung Đông có thể là chất xúc tác làm vỡ “bong bóng” đồng đô la Mỹ. Khi giá dầu tăng, thâm hụt ngân sách của Mỹ và lợi suất trái phiếu ngày càng gia tăng.
Có rất ít nghi ngờ rằng Mỹ đang trải qua một siêu bong bóng. Giá tài sản của nó được định giá quá cao và những khoản nợ đang trên con đường không bền vững, cùng những vấn đề liên quan đến chính trị khiến cho bất kỳ sự điều chỉnh chính sách nào cũng khó xảy ra.
Chia sẻ trên SCMP, ông Andy Xie, nhà kinh tế độc lập cho biết, khi cam kết của Trung Quốc giữ đồng Nhân dân tệ trong một biên độ giao dịch hẹp so với đồng USD, mức cản của nó tạo thành một lá chắn bảo vệ trước những lo ngại trên thị trường tiền tệ về sự sụp đổ của đồng bạc xanh. Nhưng cuộc xung đột ngày càng gia tăng ở Trung Đông có thể làm mất cân bằng mọi thứ.
Tùy thuộc vào mức độ gián đoạn của dòng dầu chảy ra khỏi Iran, giá dầu thô Brent có nguy cơ tăng vọt. Lạm phát sẽ gia tăng và các ngân hàng trung ương, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ lại phải tập trung hạ nhiệt giá cả, khiến họ khó giải cứu thị trường nợ hơn.
Điều quan trọng là nếu lợi suất trái phiếu của Mỹ tăng lên hai con số, thị trường chứng khoán và bất động sản được định giá quá cao của Mỹ sẽ sụt giảm. Theo đó, thị trường chứng khoán Mỹ được định giá bằng 180% GDP, cao gấp đôi so với mức bình thường trong lịch sử. Định giá tài sản của Mỹ là khoảng 170% GDP, cũng là mức quá cao, khi điều chỉnh tài sản, tôi ước tính tổn thất có thể lên tới 150% GDP”, ông Andy Xie phân tích.
Cũng theo vị chuyên gia, từ các phân tích trên cho thấy nếu hệ thống tài chính Mỹ kém ổn định sẽ khiến Trung Quốc khó gắn đồng Nhân dân tệ với đồng USD hơn. Chỉ riêng lĩnh vực ô tô ngày càng cạnh tranh của Trung Quốc có thể chứng kiến xuất khẩu tăng vọt lên 20 triệu xe trong 10 năm tới, tạo ra thặng dư thương mại khiến việc neo giá đồng USD của nước này không bền vững.
Tình trạng thiếu lao động của Trung Quốc cũng báo trước tình trạng lạm phát tiền lương. Điều này tạm thời bị kìm hãm bởi các vấn đề kinh tế mang tính chu kỳ, nhưng trừ khi Trung Quốc thả nổi tỷ giá hối đoái, nước này sẽ phải trải qua tình trạng lạm phát tiền lương nghiêm trọng trong vòng 5 năm tới.
Như vậy, những biến động lớn trong hệ thống tiền tệ toàn cầu, nguyên nhân gây ra bong bóng tài chính, xuất phát từ việc neo giá đồng Nhân dân tệ vào đồng USD. Khi Trung Quốc áp dụng mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu cách đây nhiều năm, nước này đã sao chép các nền kinh tế Đông Á khác và quyết định áp dụng chế độ neo giá bằng đồng USD vào năm 1994. Việc này chính thức kết thúc vào năm 2005, nhưng trên thực tế nó vẫn là một đồng tiền được neo giá.
Sự tăng trưởng nhanh chóng và quy mô khổng lồ của Trung Quốc đã thay đổi mọi thứ. Sau đợt bong bóng đầu tiên vỡ vào năm 2008, các ngân hàng trung ương lớn đã bắt tay vào việc nới lỏng định lượng, chính là làm bong bóng trở lại. Nguồn cung tiền (M2) của Trung Quốc đã tăng 5,6 lần từ năm 2007-2022, trong khi bảng cân đối kế toán của Fed mở rộng gấp 9 lần.
“Hai con số này giải thích sự gia tăng nhanh chóng về giá trị tài sản so với sản lượng kinh tế ở rất nhiều loại tài sản và trên toàn thế giới. Theo phân tích của tôi , thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đạt đỉnh 200% GDP về giá trị, gấp hơn hai lần so với mức bình thường trong lịch sử, trong khi thị trường bất động sản nhà ở của Trung Quốc đã tăng gấp sáu lần GDP trong 10 năm qua.
Sự tăng trưởng tiền tệ nhanh chóng này kéo dài chỉ vì mối liên hệ giữa cung tiền và lạm phát đã bị cắt đứt. Điều này là do lực lượng lao động của Trung Quốc đã gia nhập nền kinh tế toàn cầu với hàng trăm triệu người và các công ty đã chuyển hoạt động sản xuất sang Trung Quốc. Bất kể số tiền nào mà các ngân hàng trung ương tung ra đều bị đầu cơ tài chính hấp thụ.
Hiện Hoa Kỳ đi theo con đường vay mượn và chi tiêu vì họ có thể. Kể từ năm 2007, nợ quốc gia của Mỹ đã tăng từ khoảng 9.000 tỷ USD lên tới 33.000 tỷ USD trong khi GDP chỉ tăng một nửa và nợ của Mỹ có thể dễ dàng tăng gấp đôi sau 10 năm nữa. Nhưng chúng ta sẽ phải sớm nhìn nhận một vấn đề: Nợ cuối cùng sẽ đẩy nền kinh tế suy sụp”, vị chuyên gia cảnh báo.
Profile của madam Nguyễn Thị Nga, nữ tướng SeABank, người đứng sau toà tháp tài chính 108 tầng ]]>