Viện trưởng CIEM: Tăng giá điện là cần thiết để huy động đầu tư

Ngày đăng 22:30 21/03/2019
Viện trưởng CIEM: Tăng giá điện là cần thiết để huy động đầu tư

Vietstock - Viện trưởng CIEM: Tăng giá điện là cần thiết để huy động đầu tư

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, việc điều chỉnh giá điện không phải vì Tập đoàn Điện lực Việt Nam, mà trước hết là vì sự phát triển của ngành điện.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Đức Duy/Vietnam+

Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương, từ ngày 20/3, giá điện tăng thêm 144 đồng/kWh, mức giá mới sau khi điều chỉnh là 1.864,44 đồng/kWh.

Bộ Công Thương cũng cho biết, với phương án điều chỉnh này, mỗi tháng khách hàng sử dụng đến 50 kWh phải trả thêm 7.000 đồng và 14.000 đồng đối với khách hàng sử dụng đến 100 kWh. Trong khi đó, khách hàng sử dụng đến 200 kWh tiền tăng thêm là 31.600 đồng; đến 300 kWh là 53.100 đồng và trên 400 kWh phải trả thêm 77.200 đồng.

Thông qua việc điều chỉnh, phía EVN dự kiến thu thêm hơn 20.000 tỷ đồng từ việc tăng giá điện.

Để đánh giá một cách khách quan việc công khai, minh bạch đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh điện, tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã có một số trao đổi với phóng viên về vấn đề này.

- Ngày 20/3, Bộ Công thương chính thức công bố điều chỉnh giá điện tăng lên 8,36%, vậy ông nhìn nhận như thế nào về thời điểm tăng giá này?

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung: Việc điều chỉnh giá điện tăng lên đã được chuẩn bị và thảo luận khoảng một năm nay và lần điều chỉnh này đã có một thay đổi tiến bộ hơn trước, đó là làm công tác truyền thông giải thích về việc phải tăng giá điện, cũng đồng thời nhằm để cho các khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp có sự chuẩn bị để điều chỉnh kế hoạch sản xuất của mình, không bị đột ngột và xã hội cũng không bị đột ngột trước sự thay đổi đó.

Do kìm hãm tương đối lâu về giá điện cho nên tại thời điểm này việc điều chỉnh giá điệntôi cho rằng là việc cần phải làm, song việc cần phải làm này không phải là vì EVN. Chúng ta phải nhìn nhận rằng, việc điều chỉnh giá điện không phải vì Tập đoàn Điện lực Việt Nam, mà trước hết là vì sự phát triển của ngành điện.

- Tại sao cần thiết phải điều chỉnh giá điện?

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung: Chúng ta đã giữ giá thấp và các nhà đầu tư không có lợi nhuận đủ mức để họ đầu tư thì việc này sẽ không thu hút được đầu tư vào sản xuất điện.

Thực tế, bây giờ và tiếp tục tới đây EVN không còn là nơi chủ yếu sản xuất điện nữa mà tập đoàn này sẽ chủ yếu tập trung vào việc truyền tải và phân phối điện. Hoạt động sản xuất điện dần dần sẽ chuyển sang cho các thành phần khác hoặc các doanh nghiệp khác. Cho nên phải huy động nguồn lực đầu tư.

Do vậy, để có được nguồn lực đầu tư đó thì một trong những điều kiện cần là giá điện phải hợp lý, đủ mức để có lợi nhuận.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá để khuyến khích việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, đấy cũng là điều rất quan trọng.

Cả hai vấn đề này theo tôi chúng ta cần phải cân bằng. Việc điều chỉnh này không phải là vì EVN, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không tạo áp lực buộc EVN phải kinh doanh có hiệu quả và họ cần phải minh bạch các loại chi phí, minh bạch cách thức, quy trình kinh doanh để người tiêu dùng có thể giám sát được cơ chế họ mua điện như thế nào, cách thức phân phối ra sao… Đấy cũng là những câu hỏi mà có lẽ xã hội, người tiêu dùng mong muốn có những câu trả lời.

- Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo mức giá mới kể từ 20/3:

- Việc tăng giá điện chỉ có tăng mà chưa giảm. Vậy dưới góc độ chuyên gia kinh tế, ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung: Nếu theo cơ chế thị trường đúng nghĩa thì giá điện phải có tăng, có giảm và đặc biệt là trong ngày, nếu như tại một thời điểm nào đấy mà cung vượt cầu thì người ta cần khuyến khích và phải giảm giá điện trong khoảng thời gian đấy. Nhưng có lẽ ở Việt Nam hệ thống điện hiện nay theo tôi về mặt kỹ thuật chưa làm được điều này.

Còn về mặt dài hạn mà nói thì thấy việc giá liên tục tăng là bởi quản lý giá điện của chúng ta hiện nay Nhà nước quản lý vẫn kìm nén, chủ yếu kéo xuống hơn là thả. Mà cứ “đè” như thế này thì luôn luôn là giảm.

Ví dụ như chúng ta điều chỉnh bao nhiêu % hiện nay thì cũng chưa đến mức đủ hấp dẫn cho người sản xuất, nhưng lại phải để người tiêu dùng chịu đựng được, cho nên chúng ta lại điều chỉnh ở một mức mà vẫn có sự thỏa hiệp nào đấy, do vậy luôn luôn cảm giác là ở mức thấp và có thể nhiều tháng sau hoặc cả một năm sau mới lại được điều chỉnh.

Nếu tính đúng, tính đủ rõ ràng giá điện luôn luôn có xu hướng tăng lên chứ không có xu hướng giảm và để như trên thực sự là chưa theo thị trường.

- Ông vừa nói về giá thị trường. Vậy theo ông việc thực hiện vấn đề này làm sao để phù hợp với bối cảnh chung của nền kinh tế?

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung: Chúng ta đang điều chỉnh dựa trên những chi phí mà chúng ta tính toán phù hợp với người sản xuất, cũng là tương đối hợp lý đối với người tiêu dùng. Việc này thực tế nhằm cân bằng lợi ích, còn rõ ràng là chúng ta chưa có giá thị trường.

Theo tôi nên để cho Bộ Công Thương hoặc là EVN có một cơ chế linh hoạt hơn trong điều chỉnh giá. Chính phủ chỉ nên đứng từ đằng xa để theo dõi. Đồng thời với đó, phải minh bạch hơn về cơ cấu giá, về mức giá và mục tiêu mà mình muốn đạt được để cho các bên có liên quan giám sát.

Chỉ khi nào có giám sát và giám sát hiệu quả thì lúc đó mới có áp lực cũng như công cụ đánh giá khách quan.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Ảnh: Đức Duy/Vietnam+

- Để làm ra một đơn vị GDP ở Việt Nam phải cần tới 1,6 đơn vị điện. Vậy có phải chúng ta đang lãng phí năng lượng?

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung: Về góc độ của việc tiêu dùng điện ở Việt Nam, đặc biệt trong khối sản xuất, thì tỷ lệ này ở Việt Nam đang cao hơn ở các nước. Tuy nhiên đó là vấn đề của cả nền sản xuất hiện nay, công nghệ đang như thế, kỹ thuật sản xuất đã như thế. Chúng ta không thể thay thế nó ngày một ngày hai được.

Có thể nói giá phải đủ mức cao nếu như mong muốn thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất. Nhưng cũng không thể nào cao quá thì lại dẫn tới chi phí cao không thể thay đổi kịp. Rõ ràng đây là cả một nghệ thuật chính sách. Chính sách ở đây lúc này là nghệ thuật chứ không chỉ là khoa học trong chính sách.

- Vậy với góc độ hiện nay, theo ông làm gì để cân bằng chính sách nhưng vẫn thúc đẩy sản xuất phát triển?

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung: Như tôi đã nói, đó là huy động sản xuất, huy động nguồn lực sản xuất, huy động vốn sản xuất, tăng tiết kiệm, sử dụng tiết kiệm và tăng tính minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện.

- Với điều chỉnh giá điện lần này, liệu mục tiêu kiểm soát CPI có đạt được không, thưa ông?

Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung: Tất cả những điểu chỉnh này Chính phủ đã tính toán và đánh giá khá đầy đủ và việc tăng giá điện vẫn nằm trong kịch bản và mục tiêu quản lý, đó là nằm trong giới hạn 4% của mức lạm phát.

- Xin cảm ơn ông.

Đức Duy

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.