Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

VCCI: Doanh nghiệp phải chi tiền bảo kê để được 'yên ổn làm ăn'

Ngày đăng 18:08 23/03/2018
Cập nhật 11:09 23/03/2018
VCCI: Doanh nghiệp phải chi tiền bảo kê để được 'yên ổn làm ăn'

Vietstock - VCCI: Doanh nghiệp phải chi tiền bảo kê để được 'yên ổn làm ăn'

Chi phí không chính thức giảm nhưng lần đầu tiên khảo sát VCCI ghi nhận việc doanh nghiệp phải trả tiền bảo kê cho các tổ chức xã hội đen.

Năm nay, lần đầu tiên tiêu chí đánh giá về an ninh trật tự xuất hiện trong kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tuy nhiên, tiêu chí này lại được nêu là "nỗi lo có xu hướng nổi bật" của doanh nghiệp năm qua. Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại & công nghiệp Việt Nam - VCCI) cho hay, nhiều chuyên gia đã khuyến nghị việc PCI cần tìm hiểu và đánh giá tác động của tình trạng tội phạm cũng như hành động của chính quyền địa phương đối với vấn đề này. 

Kết quả điều tra năm 2017 cho thấy không có dấu hiệu tội phạm lan tràn ngoài tẩm kiểm soát, nhưng vẫn có 3% doanh nghiệp cho biết phải trả tiền bảo kê cho các băng nhóm côn đồ, tổ chức xã hội đen để được yên ổn làm ăn.

 

Chi phí bôi trơn giảm nhưng các doanh nghiệp đang phải trả tiền cho các tổ chức xã hội đen. Ảnh minh hoạ

Cũng theo điều tra, 56% doanh nghiệp đánh giá tình hình an ninh, trật tự tại địa phương là tốt; 14,5% doanh nghiệp cho biết họ bị trộm cắp hoặc đột nhập trong năm vừa qua. Giá trị trung bình tài sản bị mất khoảng 15 triệu đồng (667 USD), một số doanh nghiệp bị mất mát tài sản có giá trị lên đến trên 500 triệu đồng (22.000 USD).

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

“Đối với các doanh nghiệp nhỏ, con số này chiếm một phần đáng kể trong doanh thu hàng năm của họ. Các doanh nghiệp lớn hơn nhiều khả năng bị thiệt hại nhiều hơn”, báo cáo nhận định.

Có nhiều tỉnh, thành phố nằm trong top đầu bảng xếp hạng PCI 2017, nhưng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại được nhắc tới là nơi "các vấn đề tội phạm đáng lo ngại nhất". Tỷ lệ doanh nghiệp bị trộm cắp cao nhất được ghi nhận ở Cà Mau (26,7%), kế đến là Bạc Liêu (25,3%), Sóc Trăng (23,9%) và An Giang (23,6%). Kiên Giang (23,1%) và Tiền Giang (23%)... Dù thế, đa số doanh nghiệp đặt niềm tin và đánh giá công an địa phương đã hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hậu quả vụ việc.

Kết quả khảo sát PCI 2017 cũng cho thấy cải thiện đáng kể trong đánh giá của doanh nghiệp về chỉ số tiếp cận điện năng, với 74% doanh nghiệp hài lòng và 69,3% đánh giá có nhiều chuyển biến. Thời gian gián đoạn cung cấp điện tính trung bình trên một doanh nghiệp của 2017 được xác định giảm đáng kể so với 2016 và tỷ lệ các doanh nghiệp nhận được thông báo dịch vụ về cấp điện tăng cao (75%) đối với các vấn đề ngừng, giảm cấp điện đã giúp doanh nghiệp có thời gian chủ động hơn để chuẩn bị và điều chỉnh hoạt động.

Ông Đậu Anh Tuấn cũng cho biết, 2017 là năm ghi dấu nỗ lực của chính quyền các địa phương trong giảm chi phí không chính thức. "Không còn đè nặng với doanh nghiệp như trước, các doanh nghiệp trong nước và FDI đều chung nhận định chi phí 'ngầm', tình trạng nhũng nhiễu đã giảm đáng kể so với trước", Trưởng ban Pháp chế VCCI nhận xét.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Tỷ lệ doanh nghiệp thừa nhận có chi trả chi phí không chính thức khi làm thủ tục hải quan giảm từ 56,4% năm 2016 xuống chỉ còn 53% trong năm 2017; lĩnh vực đất đai cũng giảm gần 5% so với 2016. “Có thể nói chống tham nhũng là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam trong năm qua. Điều này thể hiện qua một loạt vụ án tham nhũng lớn được điều tra, xét xử”, báo cáo PCI nhận xét.

Nhiều chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, hạ tầng... được cải thiện, song điều khiến ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI lo ngại là doanh nghiệp tư nhân đang "teo" lại.

Được biết đến là nền kinh tế có độ mở rất cao (gấp tới gần 2 lần GDP), song khu vực tư nhân của Việt Nam vẫn hướng vào thị trường trong nước là chủ yếu, xuất khẩu vẫn lệ thuộc vào các FDI, tới 70%. Đáng lưu ý, số lượng doanh nghiệp thành lập mới gia tăng, nhưng khu doanh nghiệp tư nhân lại đang nhỏ đi cả về quy mô vốn và lao động.

"Hội chứng thiếu vắng các doanh nghiệp cỡ vừa đã không được khắc phục. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam vẫn chưa có được một thế hệ các nhà công nghiệp ngang tầm thế giới. Chỉ 14% doanh nghiệp Việt có lĩnh vực hoạt động chính là chế tạo", Chủ tịch VCCI nhận định.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Dẫn chứng kết quả báo cáo điều tra PCI 2017, ông Lộc nêu, trên 50% doanh nghiệp có ít hơn 10 lao động, trong số này 85% có dưới 50 lao động. Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu khả năng phát triển lên quy mô lớn. Theo số liệu điều tra, chỉ có 11% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người mua hàng quốc tế và chỉ 14% bán cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

"Thách thức chủ yếu hiện nay là làm thế nào để tăng quy mô của những doanh nghiệp nội địa này và tạo điều kiện để họ hội nhập tốt hơn cùng các doanh nghiệp nước ngoài và nâng cao được giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị", Chủ tịch VCCI nói.

Anh Minh

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.