💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Tụt hạng, Việt Nam vẫn trong top 5 nước lạc quan nhất toàn cầu

Ngày đăng 23:38 31/08/2018
Tụt hạng, Việt Nam vẫn trong top 5 nước lạc quan nhất toàn cầu

Vietstock - Tụt hạng, Việt Nam vẫn trong top 5 nước lạc quan nhất toàn cầu

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam trong quý 2/2018 đạt 120 điểm phần trăm, giảm 4 điểm so với quý trước, tụt xuống vị trí thứ 5 lạc quan nhất toàn cầu...

Tiết kiệm là DNA của người Việt Nam, vì vậy, người tiêu dùng Việt Nam vẫn tiếp tục dể dành tiền tiết kiệm cho tương lai và con cái.

Trong quý này, cả Indonesia và Philippines có cùng chỉ số niềm tin người tiêu dùng với 127 điểm và cùng là nước lạc quan nhất toàn cầu.

Người Việt lạc quan thứ 5 toàn cầu

Theo báo cáo mới nhất của Công ty nghiên cứu Nielsen, mức độ lạc quan của các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương vẫn ở mức cao với việc 4/6 nước trong khu vực giữ được vị trí trong 10 nước lạc quan nhất thế giới.

Đáng chú ý, trong quý 2/2018, cả Indonesia và Philippines có cùng chỉ số niềm tin người tiêu dùng với 127 điểm và cùng là nước lạc quan nhất toàn cầu.

Malaysia đạt mức tăng trưởng cao nhất, tăng 13 điểm phần trăm và đây là mức tăng nổi trội nhất trên toàn thế giới. Với mức tăng này, Malaysia nhảy vọt 8 bật, trở thành nước lạc quan đứng thứ 7 toàn cầu.

Trái ngược, Thái Lan lại giảm 8 điểm xuống còn 102 điểm và trượt 10 hạng, xếp thứ 13 trong bảng xếp hạng các nước lạc quan toàn thế giới.

Trong khi đó Việt Nam giảm 4 điểm trong quý này, đạt 120 điểm phần trăm và tụt 1 hạng so với quý trước, trở thành nước đứng thứ 5 lạc quan nhất toàn cầu.

Nguồn: Nielsen Việt Nam

Theo lý giải của Nielsen, Việt Nam bị giảm điểm là do sự suy giảm về nhận định tích cực của người tiêu dùng cho triển vọng công việc và nhận thức thời điểm hiện tại là thời điểm tốt để mua sắm chi tiêu.

Được biết, chỉ số lạc quan người tiêu dùng trung bình của toàn cầu là 104 điểm phần trăm, giảm 2 điểm so với quý 1/2018.

"Mức độ lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam vẫn cao ngang bằng chỉ số của quý 2 năm ngoái, cao hơn mức trung bình toàn cầu và cao hơn ngưỡng trung lập. Việt Nam vẫn giữ vị trí cao trong bảng xếp hạng 10 quốc gia lạc quan nhất thế giới trong 2 năm vừa qua", bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám Đốc Nielsen Việt Nam nhận định.

Cũng theo bà Quỳnh, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng tăng cao hơn trong các quý gần đây kết hợp với sự cải thiện liên tục trong các chỉ số tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến sự tăng trưởng ở một vài ngành như du lịch, hoạt động giải trí và các sản phẩm công nghệ thông tin. Thế nhưng, điều này có thể đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành hàng tiêu dùng nhanh trong quý 2, với mức tăng trưởng chỉ vào khoản 2,7%.

Báo cáo của Nielsen cũng chỉ ra rằng, công việc ổn định và sức khỏe vẫn là mối quan ngại hàng đầu của người tiêu dùng Việt.

Trong khi đó, tình hình kinh tế quốc gia và vấn đề cân bằng cuộc sống là điều đáng lo ngại thứ ba.

Nguồn: Nielsen Việt Nam

"Mặc dù tình hình kinh tế có chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây, nhưng suy nghĩ về suy thoái kinh tế của người tiêu dùng Việt Nam vẫn tiếp tục ở mức cao khi 48% người được hỏi cho rằng đất nước vẫn đang trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, gần 5 trong số 10 người được hỏi cảm thấy tích cực về việc quốc gia sẽ thoát khỏi suy thoái kinh tế trong 12 tháng tới", báo cáo của Nielsen cho biết.

Người Việt Nam khao khát tiết kiệm thứ 2 thế giới

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng tiếp tục lạc quan về tình trạng tài chính cá nhân với 76% nhận định rằng tình trạng tài chính cá nhân của họ tốt hoặc xuất sắc trong 12 tháng tới, giảm 1% so với quý trước, nhưng gần một nửa số người được hỏi đã cho rằng đây không phải là thời điểm tốt để mua sắm chi tiêu.

Các mối quan ngại khác của người Việt được phản ánh trong báo cáo là việc tăng hóa đơn chi phí sinh hoạt (11%), phúc lợi hoặc sức khỏe của bố mẹ (11%) và giáo dục hoặc phúc lợi của con cái (8%).

Nghiên cứu của Nielsen chỉ ra rằng, khi nói đến tiết kiệm, người tiêu dùng Đông Nam Á dẫn đầu và ý định này vẫn không thay đổi trong hai năm qua.

Trong quý 2, Philippines là quốc gia có người tiêu dùng khao khát tiết kiệm nhất thế giới (71%), tiếp theo là Việt Nam (70%), Singapore (69%) và Indonesia (66%). Trung bình toàn cầu có khoản 53% người tiêu dùng sử dụng tiền nhàn rỗi vào việc tiết kiệm, tăng 1% so với quý 1.

Tuy nhiên, sau khi chi trả cho các chi phí sinh hoạt thiết yếu, người tiêu dùng Việt Nam sẵn lòng chi tiêu cho các hạng mục lớn vì họ muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Gần một nửa người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho các kỳ nghỉ và du lịch (49%). Và mong muốn này dần dần trở nên mạnh mẽ hơn trong năm vừa qua.

Bên cạnh các kỳ nghỉ, 46% người tiêu dùng Việt Nam muốn chi tiền cho quần áo và các sản phẩm công nghệ mới. Ngoài ra, 43% người Việt muốn chi cho các hoạt động giải trí gia đình và 38% muốn chi tiêu cho việc nâng cấp, trang trí nhà cửa.

Đáng chú ý hơn, ý định chi tiêu cho các gói bảo hiểm y tế tiếp tục tăng, ý định này đã tăng 3 điểm trong quý 2 với 41%.

"Tiết kiệm là DNA của người Việt Nam. Vì vậy, người tiêu dùng Việt Nam vẫn tiếp tục dể dành tiền tiết kiệm cho tương lai của họ và con cái họ. Với sự quan tâm về sức khỏe và phúc lợi trở thành những ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng, sản phẩm và dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu lớn về chăm sóc sức khỏe sẽ chiếm được tâm trí và tình cảm của người Việt ", bà Quỳnh giải thích.

DUYÊN DUYÊN

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.