Thông điệp của Tổng Bí Thư về phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy và tầm nhìn chiến lược

Ngày đăng 22:30 19/03/2025
Thông điệp của Tổng Bí Thư về phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy và tầm nhìn chiến lược

Vietstock - Thông điệp của Tổng Bí Thư về phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy và tầm nhìn chiến lược

Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân (KTTN), đồng thời mang tầm nhìn chiến lược đối với định hướng phát triển đất nước.

Tổng Bí thư Tổ Làm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương ngày 7/3/2025 về phát triển kinh tế tư nhân

Đây không chỉ là một tuyên bố chính trị mạnh mẽ, mà còn là một lời hiệu triệu nhằm phát huy tối đa sức mạnh của KTTN, đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.

Tổng Bí thư khẳng định rằng KTTN không chỉ là một thành phần của nền kinh tế, mà còn là động lực hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo. Hiện nay, khu vực này đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước và tạo ra hơn 40 triệu việc làm, cho thấy vai trò không thể thay thế. Đặc biệt, bài viết đề ra tầm nhìn chiến lược đến năm 2030, khi KTTN dự kiến đóng góp 70% GDP, với nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu, làm chủ công nghệ và hội nhập sâu vào chuỗi giá trị quốc tế.

Kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch

Bên cạnh việc khẳng định vai trò của KTTN, Tổng Bí thư cũng chỉ rõ những giải pháp đột phá để hiện thực hóa tầm nhìn này. Trước hết, cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, minh bạch và công bằng, đảm bảo môi trường kinh doanh không có sự phân biệt giữa KTTN, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền cạnh tranh bình đẳng, giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

Những định hướng mà Tổng Bí thư đề ra không chỉ giúp KTTN bứt phá mà còn phản ánh tư duy chiến lược của một nhà nước kiến tạo phát triển

Xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ quốc tế – nhìn từ mô hình Đông Bắc Á

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong bài viết là định hướng phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, tạo ra những "người khổng lồ" kinh tế có khả năng dẫn dắt sự phát triển của đất nước. Đây chính là chiến lược mà các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã thực hiện thành công.

Tại Hàn Quốc, từ thập niên 1960-1980, Chính phủ đã hỗ trợ các chaebol như Samsung, Hyundai, LG thông qua chính sách tài chính ưu đãi, thúc đẩy xuất khẩu và đổi mới công nghệ, biến những tập đoàn này thành trụ cột của nền kinh tế. Nhật Bản cũng áp dụng mô hình keiretsu, với các tập đoàn như Toyota, Mitsubishi, Hitachi, tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa sản xuất, tài chính và công nghệ. Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đã ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân như Alibaba, Tencent, Huawei, giúp họ vươn lên trở thành những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Điểm chung của các quốc gia này là nhà nước không chỉ điều tiết, mà còn chủ động kiến tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ, từ đó tạo ra sức lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế. Định hướng của Việt Nam trong bài viết của Tổng Bí thư cho thấy một chiến lược tương tự, nhằm xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, gia tăng ảnh hưởng trên thị trường khu vực và toàn cầu.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số – động lực của nền kinh tế hiện đại

Cùng với việc phát triển các tập đoàn lớn, bài viết cũng nhấn mạnh vào đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, dữ liệu lớn (Big Data) và thương mại điện tử. Đây là những trụ cột của nền kinh tế số, giúp tăng năng suất lao động và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Nhìn vào mô hình Đông Bắc Á, có thể thấy các nước này đều thành công nhờ đầu tư mạnh vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trung Quốc đã trở thành trung tâm công nghệ toàn cầu với sự phát triển mạnh mẽ của Alibaba, Tencent, ByteDance, Huawei, nhờ sự hỗ trợ về chính sách và tài chính. Hàn Quốc đầu tư mạnh vào R&D, giúp Samsung và LG trở thành những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Nhật Bản từ lâu đã đi tiên phong trong nghiên cứu và phát triển, với sự hỗ trợ của Chính phủ trong các lĩnh vực robotics, ô tô, điện tử.

Định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm hoàn toàn phù hợp với xu hướng này, khi tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng cao, giúp doanh nghiệp tư nhân hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ không chỉ giúp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho đổi mới sáng tạo trong khu vực tư nhân.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Cải cách hành chính – Điều kiện tiên quyết để KTTN bứt phá

Bên cạnh việc thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh và đổi mới sáng tạo, bài viết cũng nhấn mạnh cải cách hành chính mạnh mẽ, đơn giản hóa thủ tục và xây dựng nền hành chính phục vụ doanh nghiệp. Đây là yếu tố then chốt trong mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, khi một bộ máy hành chính hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí giao dịch, nâng cao niềm tin của doanh nghiệp và tạo động lực cho khu vực tư nhân phát triển.

Các quốc gia Đông Bắc Á đều thành công nhờ xây dựng hệ thống hành chính tinh gọn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Nhật Bản có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh các chính sách khuyến khích. Hàn Quốc từ đầu những năm 2000 đã đẩy mạnh chính phủ điện tử, giúp giảm thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ pháp luật. Trung Quốc liên tục cải cách thể chế, giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp cận vốn và thị trường. Việt Nam cũng đang đi theo hướng này với chính phủ điện tử, số hóa thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển mạnh mẽ hơn.

Tầm nhìn chiến lược và khát vọng phát triển

Những định hướng mà Tổng Bí thư đề ra không chỉ giúp KTTN bứt phá mà còn phản ánh tư duy chiến lược của một nhà nước kiến tạo phát triển theo mô hình Đông Bắc Á. Việc xây dựng các tập đoàn tư nhân lớn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và cải cách hành chính là những yếu tố quyết định để Việt Nam tận dụng tối đa tiềm năng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Nếu được thực thi quyết liệt, những chính sách này sẽ trở thành động lực quan trọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, mở ra một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng và vươn mình ra thế giới. Tất cả vì một Việt Nam hùng cường thịnh vượng, người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc./.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.