Tăng trưởng kinh tế chậm lại trong nửa đầu 2019 và hồi phục nửa năm còn lại

Ngày đăng 15:15 09/01/2019
Tăng trưởng kinh tế chậm lại trong nửa đầu 2019 và hồi phục nửa năm còn lại

Vietstock - Tăng trưởng kinh tế chậm lại trong nửa đầu 2019 và hồi phục nửa năm còn lại

Đó là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam thường niên do trường Đại học Ngân hàng TPHCM tổ chức vào chiều 08/01/2019.

PGS.TS NGuyễn Đức Trung – Phó hiệu trưởng trường ĐH Ngân hàng TPHCM, chia sẻ những dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô trong năm 2019 theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia trường Đại học Ngân hàng TPHCM.

Theo báo cáo của của trường Đại học Ngân hàng TPHCM, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2019 từ 6.6 – 6.8%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4%, nếu tăng trưởng kinh tế bình quân đều đặn 6.8%, Việt Nam sẽ mất 40 năm để từ một nước thu nhập trung bình lên nước thu nhập cao, tức là thu nhập trên 10,000 USD. Đây là một bài toán nan giải cho nền kinh tế Việt Nam để không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Nếu Fed tăng lãi suất thêm 2 - 3 lần nữa như dự kiến trong năm 2019, thì tỷ giá sẽ tăng khoảng 0.4%, lạm phát tổng thể Việt Nam sẽ tăng khoảng 0.06%.

Khi thế giới biến động thì kinh tế Việt Nam biến động theo, điều này cho thấy độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng cao, dễ hấp thụ hơn đối với các cú sốc từ bên ngoài.

Các diễn giả tại Hội thảo.

Quý 1 và 2 tăng trưởng chậm lại, có thể hồi phục trong quý 3 và 4

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Kinh doanh, thành viên tổ Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia, tỷ trọng của công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP không thay đổi trong suốt 20 năm qua. Lực lượng lao động trong 20 năm qua khoảng 20 triệu lao động thì vào khu vực công nghệ khoảng 6 triệu, còn lại đều đi vào dịch vụ. Ngoài ra, giá trị gia tăng trên một lao động ở khu vực chế biến chế tạo đang có xu hướng giảm dần, nông nghiệp lại có xu hướng tăng lên.

Câu hỏi đặt ra là tiếp tục công nghiệp hóa hiện đại hóa hay đi vào dịch vụ?

Có những xu thế ngắn hạn cần chú ý, trong năm 2018 tăng trưởng mạnh trong quý 1, quý 2 và giảm dần và thậm chí thâm hụt trong quý 3 và quý 4 ở các lĩnh vực như thặng dư thương mại, cán cân tài chính, tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo và vốn đăng ký nước ngoài.

Năm 2019, theo ông Nghĩa dự đoán, quý 1 và quý 2 tăng trưởng kinh tế sẽ chậm, nếu có sự đột phá từ đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài sẽ phục hồi lại trong quý 3 và quý 4. Về dài hạn, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại trong những năm tới đây, khoảng 6%.

Về thị trường tiền tệ, ông Nghĩa chia sẻ, lần đầu tiên NHTW kiên quyết duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, chính sách tiền tệ không nao núng trước áp lực của tăng trưởng kinh tế. Từ nay trở đi, NHTW chỉ duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. Đây là cuộc đấu tranh dai dẳng từ lâu, để NHTW có được chính sách độc lập trong dài hạn. Do đó, lạm phát của Việt Nam sẽ được kiểm soát vững chắc. Buộc kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng chất lượng, không còn tăng trưởng ở bề nổi.

Chiến tranh Mỹ - Trung, theo đánh giá của chuyên gia nước ngoài, sớm muộn gì 2 nước Mỹ - Trung cũng phải tìm được điểm cân bằng, cả về thương mại, tài chính và công nghệ. Trong ngắn hạn và trung hạn, chưa có vấn đề lớn xảy ra, nhưng nếu tiếp tục kéo dài, liệu có thêm nhiều quốc gia tham gia, nếu Mỹ từ bỏ vai trò người dẫn dắt, người bảo hộ tài chính toàn cầu, tài chính quốc tế sẽ hỗn loạn.

Một số ngành của Việt Nam có thể được lợi từ chiến tranh thương mại

Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Phát triển Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, tác động trực tiếp đến từ các dòng thương mại hàng hóa sẽ xảy ra trong năm 2019. Thuế trừng phạt từ Hoa Kỳ và thuế trả đũa từ Trung Quốc, các khoản thuế chủ yếu là hàng trung gian, linh phụ kiện từ Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ phần nhiều là hàng tiêu dùng sẽ được duy trì trong quý 1 và kéo dài sang quý 2/2019.

Nếu năm 2019 tiếp tục duy trì chiến tranh thương mại, sẽ ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. So với năm 2018, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục suy giảm khoảng 6.2 – 6.7%. Trong khi đó, nếu căng thẳng thương mại vẫn diễn ra, Hoa Kỳ sẽ khó đạt tốc độ tăng trưởng 2.9 - 3% trong năm 2019. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và Trung Quốc đứng thứ 3 của Việt Nam, do đó ảnh hưởng đến xuất khẩu sẽ giảm đi, vì tác động suy giảm của 2 nền kinh tế này.

Tuy nhiên, một số ngành Việt Nam sẽ tăng trưởng xuất khẩu, nhất là ngành cạnh tranh trực tiếp với hàng Trung Quốc như tôm đông lạnh, vali, túi xách… Những ngành sẽ chịu cạnh tranh khốc liệt hơn trên thị trường nội địa là những ngành Trung Quốc không xuất nhiều sang Mỹ mà xuất sang Việt Nam như hàng tiêu dùng, nhựa, cao su…

Về dòng vốn FDI, vốn đăng ký FDI trong năm 2018 sụt 18.5% so với năm 2017. Vấn đề làm sao để cho dòng vốn đăng ký FDI trong năm 2019 tăng trước sức ép của chiến tranh thương mại. Các tập đoàn từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… đang tính toán di dời sang nước thứ 3 và Việt Nam là điểm đến lý tưởng.

Về vấn đề tăng trưởng kinh tế, ông Thành đặt ra câu hỏi tại sao lại tăng trưởng GDP là 7.08% mặc dù dịch vụ tăng thấp hơn so với năm trước?. So với 2017, tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, dịch vụ đều thấp hơn 2017. Lý do là do nông nghiệp tăng nhanh và được mùa. Đặc biệt năm 2018, quý 1 tăng trưởng quá tốt, nhờ Samsung tăng trưởng tốt, dược phẩm tăng là nhờ chính sách bảo hộ….

Động lực cho năm 2019, nhìn về phía tổng cầu, đầu tư công tăng nhanh gây lãng phí trong bất ổn vĩ mô. Vấn đề là làm sao để tăng lại được đầu tư công mà không gây bất ổn lãng phí. Kinh tế sẽ không tăng trưởng được nếu kiểm soát được lãng phí và tăng trưởng đầu tư công. Khi tăng trưởng đầu tư công, cơ hội kinh doanh cũng nhiều hơn.

Cát Lam

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.