💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Nỗi lo nợ công

Ngày đăng 18:25 02/07/2018
Nỗi lo nợ công

Vietstock - Nỗi lo nợ công

Nếu không có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay, mức trần nợ công rất dễ bị phá vỡ trong thời gian tới.

PGS.TS.Nguyễn Đức Thành

Nếu nợ công tăng quá cao thì tác động tới tăng trưởng kinh tế có thể bị đảo ngược. Nếu không kiểm soát vay nợ, Việt Nam sẽ lún sâu vào nợ nần trước khi kịp cất cánh. PGS.TS.Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã nhận định như vậy khi trả lời phỏng vấn của Thời báo Ngân hàng.

Theo quyết toán ngân sách, bội chi NSNN năm 2017 khoảng 174,3 nghìn tỷ đồng (giảm 4.000 tỷ đồng so với dự toán), bằng khoảng 3,48% so với GDP thực hiện, thấp hơn mức Quốc hội thông qua là 3,5% GDP.

Quốc hội đã nhắc “Chính phủ cần quan tâm điều hành để kiểm soát bội chi các năm sau bảo đảm thực hiện đúng Nghị quyết của Quốc hội là tỷ lệ bội chi NSNN cả giai đoạn 2016-2020 không quá 3,9% GDP”.

Vậy ông đánh giá thế nào về mức độ thâm hụt ngân sách của Việt Nam?

 Với mức thâm hụt ngân sách được Quốc hội cho phép ở mức 3,9% GDP thì cũng là mức khá cao so với các nước trong khu vực. Philippines và Thái Lan có thâm hụt và thặng dư ngân sách chỉ quanh mức 1%. GDP qua từng năm, mức thâm hụt ngân sách của Indonesia và Malaysia cũng không quá 3%.

Không chỉ là ở mức thâm hụt, mà vấn đề là ngân sách liên tục thâm hụt và tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài qua các năm và tỷ lệ thu ngân sách so với GDP đã ở mức rất cao. Như vậy để bù đắp cho thâm hụt ngân sách, và để có nguồn chi cho đầu tư phát triển,  Việt Nam phải vay nợ ngày càng nhiều, khối nợ công ngày càng phình to. Mức nợ công của Việt Nam cao nhất trong các quốc gia trong khu vực và cùng trình độ phát triển. Đây là thực tế đáng lo ngại với một quốc gia chưa giàu đã mang gánh nặng nợ lớn.

Vâng, gánh nặng nợ công đang là nỗi ám ảnh của người dân. Ông nhìn nhận “mức nguy hiểm” của nợ công như thế nào?

Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong giai đoạn 2000-2016, tỷ trọng nợ công/GDP của Việt Nam từ mức thấp nhất trong nhóm nước đang phát triển và mới nổi đã vươn lên đứng hàng đầu vào năm 2016.

Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến ngày 31/12/2017, dư nợ công bằng khoảng 61,4% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 51,8% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 49% GDP.

Với một nước đang phát triển, vay nợ là công cụ cần thiết để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư và khuyến khích sản xuất khi mức tích lũy của nền kinh tế còn thấp. Tuy nhiên, nếu nợ công tăng lên mức quá cao thì tác động tới nền kinh tế có thể bị đảo ngược. Nếu không có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay, mức trần nợ công rất dễ bị phá vỡ trong thời gian tới. Trong bối cảnh Việt Nam đã tốt nghiệp vay vốn ODA, nếu lạm dụng vay nợ thì gánh nặng nợ trong tương lai là rất lớn. Nếu không kiểm soát vay nợ, Việt Nam sẽ lún sâu vào nợ nần trước khi kịp cất cánh.

Mức nợ công của Việt Nam vài năm gần đây đã vượt qua mức 60% GDP và theo nhiều nghiên cứu, nợ công của Việt Nam đã bắt đầu tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế.

Nếu không có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn vay, mức trần nợ công rất dễ bị phá vỡ trong thời gian tới

Những tác động tiêu cực đó là?

Là do thâm hụt ngân sách, bội chi ngân sách, như chúng ta đã biết tình trạng này đã kéo dài nhiều năm liên tục. Nợ công tăng là gia tăng áp lực trả nợ. Nhất là gần đây Việt Nam đã tốt nghiệp ODA, các khoản vay thương mại nhiều lên, vay ưu đãi hầu như không còn và Việt Nam cũng giống như các quốc gia phát triển khác phải vay nợ nước ngoài bằng những ngoại tệ mạnh. Áp lực trả nợ ngày càng lớn làm cho tiết kiệm quốc gia giảm, kéo theo sự suy giảm của đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Gần đây để chủ động hơn với nợ công, giảm bớt mức độ ảnh hưởng từ nợ nước ngoài, Chính phủ đã tăng tỷ trọng vay trong nước. Như thế, nợ công làm giảm tích lũy vốn tư nhân. Nguồn cung vốn trên thị trường vốn tư nhân giảm dẫn tới lãi suất tăng, đẩy chi phí đầu tư tăng và dẫn tới đầu tư tư nhân giảm.

Tỷ trọng của chi đầu tư phát triển năm 2016 chỉ còn xấp xỉ 5% GDP, giảm một nửa so với 10% GDP của năm 2009. Chi cho đầu tư phát triển giảm một phần do thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, đẩy mạnh xã hội hóa hạ tầng. Nhưng dù sao chi thường xuyên vẫn không có dấu hiệu suy giảm, dẫn tới nguồn lực dành cho chi đầu tư phát triển bị hạn chế, thậm chí có xu hướng giảm dần tính theo % GDP sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế giảm. Tăng trưởng kinh tế giảm thì lại tác động trở lại làm giảm nguồn thu ở vòng sau.

Và các giải pháp cần tiếp tục thực hiện để giữ an toàn nợ công?

Phải bảo đảm khả năng trả nợ, an toàn nợ công và nền tài chính quốc gia.

Quay trở lại nguyên nhân của bội chi, ai cũng biết đó là chi nhiều hơn thu trong đó chi thường xuyên quá lớn, thường xuyên ở mức cao trên 70% tổng chi qua các năm. Vì vậy phải duy trì nỗ lực kiểm soát tiêu ngân sách, đặc biệt là Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt để thắt chặt chi thường xuyên như các chính sách tinh giảm biên chế, sắp xếp lại và tinh giản bộ máy, hạn chế chi tiêu cho các tổ chức đoàn thể… Triệt để tiết kiệm chi NSNN, hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước.

Tiếp tục củng cố chính sách tài khóa theo hướng cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công, kiểm soát tình trạng chuyển giá, trốn thuế, phát hành trái phiếu, vay nợ phải gắn với nhu cầu sử dụng thực tiễn. Quản lý, sử dụng hiệu quả nợ công, quản lý hiệu quả nguồn vốn vay để nâng hiệu quả kinh tế xã hội, giảm thiểu lãng phí, sử dụng sai mục đích. 

Nếu không kiểm soát tốt nợ công và cân đối ngân sách, trần nợ công chắc chắn bị phá vỡ trong thời gian tới và Việt Nam ngày càng lún sâu vào nợ nần trước khi kịp cất cánh.

Cảm ơn Viện trưởng!

Linh Lan (ghi)

Thời báo ngân hàng

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.