💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Làm gì khi các rào cản thương mại gia tăng?

Ngày đăng 13:30 03/07/2018
Làm gì khi các rào cản thương mại gia tăng?

Vietstock - Làm gì khi các rào cản thương mại gia tăng?

Liên tiếp các vụ kiện chống bán phá giá, lẩn tránh thuế từ các quốc gia Hoa Kỳ, EU, Úc… nhằm vào các mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam, hoặc hàng Việt có liên quan đến Trung Quốc cho thấy, các quốc gia nhập khẩu đang tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ hàng hóa, sản phẩm trong nước.

 

Thép Việt Nam luôn thường trực nguy cơ bị áp các biện pháp phòng vệ thương mại do yếu tố địa lý. (Ảnh minh họa)

Sắt thép, thủy sản, dệt may… đối mặt nhiều nguy cơ

Theo số liệu từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), tính đến tháng 5/2018, Việt Nam bị 17 vụ kiện liên quan đến vấn đề lẩn tránh thuế chống bán phá giá; 12 vụ điều tra chống trợ cấp; chống bán phá giá chiếm nhiều nhất với 77 vụ. Tất cả các vụ kiện chống lẩn tránh thuế của Việt Nam hầu hết đến từ Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, EU, Úc…trong đó, các sản phẩm liên quan bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất là sắt thép, tiếp đó là sợi, dệt, thủy sản, nông sản.

Trong số các quốc gia thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) với các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam, Hoa Kỳ nổi lên là thị trường khó tính nhất khi luôn chiếm số lượng nhiều nhất trong số các vụ việc. Cụ thể, với điều tra chống bán phá giá, thị trường Hoa Kỳ có 14 vụ, điều tra chống trợ cấp Hoa Kỳ cũng chiếm 50% số vụ. Tiếp đến là các thị trường khác như: Ấn Độ , Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, EU, Canada…

Có thể thấy, trong nền kinh tế thị trường, rào cản thương mại được ví như một “lá bùa” hộ mệnh bao bọc, bảo vệ sản phẩm trong nước trước sự tấn công vũ bão của các mặt hàng cùng loại từ các nước xuất khẩu. Vì thế, ngày càng nhiều các rào cản thương mại được các nước nhập khẩu áp dụng, khiến không ít các doanh nghiệp (DN) Việt phải điêu đứng.

Chỉ tính riêng thị trường Hoa Kỳ, số liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho thấy, từ năm 2016 đến nay, số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với tất cả các nước tăng lên theo từng năm. Nếu như năm 2016 mới chỉ có 56 vụ, năm 2017 đã tăng lên 73 vụ và tính đến thời điểm tháng 5/2018 Hoa Kỳ đã điều tra chống bán phá giá với 53 vụ.

Tuy nhiên, các rào cản thương mại không chỉ xuất hiện ở những thị trường “truyền thống”, những nước đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, mà ngay đối với các quốc gia trong khu vực Asean, những năm gần đây họ đã bắt đầu thực hiện kiện Việt Nam liên quan đến các vấn đề lẩn tránh thuế và chống bán phá giá. Ví dụ, tính đến thời điểm này, Việt Nam bị Indonesia thực hiện điều tra chống bán phá giá 3 vụ, Malaysia 4 vụ, Thái Lan 4 vụ.

Cách nào để ứng phó?

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam đã và đang đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do sẽ mang lại nhiều lợi ích cho DN khi mức thuế suất về 0%. Cùng với đó, các rào cản thương mại tại các thị trường quốc tế sẽ ngày một nhiều hơn, gây sức ép không nhỏ lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là việc Việt Nam luôn bị ảnh hưởng bởi các rào cản thương mại đối với thị trường Trung Quốc, Đài Loan. Cụ thể, năm 2007 sản phẩm bật lửa ga và năm 2009 sản phẩm điều hoà Việt Nam tiếp tục bị áp thuế do biện pháp thuế chống bán phá giá với Trung Quốc chưa kết thúc. Hay năm 2014, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định kiện đối với sản phẩm đá granite xuất khẩu của Việt Nam. Với lý do chống lẩn tránh thuế, họ muốn ngăn chặn tình trạng DN Trung Quốc tìm đường chạy sang Việt Nam để lấy C/O xuất đi…

Bà Trần Lan Hương - Cục PVTM cho biết, hiện nước bị điều tra chống bán phá giá nhiều nhất là Trung Quốc. Và qua theo dõi, bà Hương cho rằng, cứ vụ việc nào đã xảy ra với Trung Quốc thì sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra với Việt Nam dưới một dạng nào đó, hoặc điều tra chống lẩn tránh thuế, hoặc chống bán phá giá với Việt Nam.

Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam cũng đưa ra các khuyến cáo đối với DN Việt, để tránh bị “vạ lây” các DN không nên tiếp tay cho DN Trung Quốc để họ xuất khẩu qua Việt Nam. Bởi lẽ, thông tin mới nhất từ Hoa Kỳ cho thấy, quốc gia này sẽ xem xét điều tra DN Việt do có nghi ngờ các sản phẩm bị áp thuế chống bán phá giá với Trung Quốc lại gia tăng vào Hoa Kỳ với xuất xứ Việt Nam.

Tuy nhiên, cả bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) và đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam đều cho rằng, các vụ xem xét khởi xướng điều tra mới đây sẽ không đáng lo ngại. Vấn đề là các yêu cầu về kỹ thuật thường rất phức tạp, trong khi các DN Việt Nam không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho các vụ kiện ở nước ngoài.

Vì thế, theo bà Trang, bên cạnh việc nâng cao nhận thức, thông tin thị trường, chuẩn bị hồ sơ, chứng từ… các DN cần chú trọng đến công tác PVTM, kịp thời phòng tránh các tác động của PVTM; chủ động nắm bắt thông tin pháp luật, hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra, phối hợp với các bên liên quan trong quá trình theo đuổi các vụ kiện PVTM để chứng minh hoạt động xuất khẩu của DN phù hợp với luật pháp thông lệ quốc tế.

Nhật Thu

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.