💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Cùng Thái Lan, người Nhật đã mua những gì tại Việt Nam?

Ngày đăng 18:32 22/09/2018
Cùng Thái Lan, người Nhật đã mua những gì tại Việt Nam?

Vietstock - Cùng Thái Lan, người Nhật đã mua những gì tại Việt Nam?

Bên cạnh những doanh nghiệp lớn dưới sự hậu thuẫn của tỷ phú Thái Lan, người Nhật cũng đang rót hàng tỷ USD vào các doanh nghiệp của Việt Nam trong nhóm tài chính và sản xuất.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính trong 8 tháng, Nhật Bản đang là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với giá trị trên 7 tỷ USD, chiếm hơn 29% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Trong khi đó, năm 2017, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã chỉ ra Việt Nam chính là thị trường mang lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp Nhật. Điều này lý giải một phần sự hiện diện của rất nhiều doanh nghiệp “ông lớn” Nhật Bản đang rót vốn vào các doanh nghiệp Việt.

Cổ đông ngoại lớn nhất tại 3 ngân hàng Việt

Vượt các nhà đầu tư từ quốc gia khác, Nhật Bản là quốc gia có nhiều tập đoàn đầu tư vào lĩnh vực tài chính ở Việt Nam nhất. Rất nhiều ngân hàng của Nhật cũng như công ty tài chính nước này đang là cổ đông lớn, đối tác chiến lược tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng Việt.

Đáng kể nhất chính là sự hiện diện của Mizuho Bank, đối tác sở hữu tới 15% vốn tại Vietcombank. Mizuho hiện là một trong ba tập đoàn tài chính lớn nhất tại Nhật Bản, và nằm trong top 20 tập đoàn tài chính toàn cầu. Tập đoàn này chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Vietcombank từ cuối năm 2011. Theo đánh giá của giới đầu tư, đây được xem là thương vụ đầu tư hiệu quả nhất của doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Hiện, khoản đầu tư này có giá trị thị trường lên tới gần 35.000 tỷ đồng.

Một ngân hàng lớn khác của Nhật là The Bank Of Tokyo – Mitsubishi UFJ cũng đang nắm tới gần 20% vốn tại Vietinbank, và là cổ đông ngoại lớn nhất của nhà băng này. Vào giai đoạn 2012 trở về trước, đây chính là thương vụ kỷ lục trong ngành tài chính Việt khi giá trị đầu tư lên tới 743 triệu USD. Ước tính Tokyo Mitsubishi UFJ đã phải bỏ ra mức giá trên 28.000 đồng cho mỗi cổ phần của Vietinbank.

Mitsubishi UFJ hiện là nhà cho vay lớn nhất của Nhật Bản, trong đó Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ là một trong những bộ phận lớn nhất.

Từ trước khi thương vụ của Mizuho Bank và The Bank Of Tokyo – Mitsubishi UFJ diễn ra, ngành ngân hàng Việt đã có sự hiện diện của đối tác Nhật từ năm 2007 với thương vụ của Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group. Theo đó, tập đoàn tài chính này đã chi ra tổng cộng 225 triệu USD khi đó để sở hữu 15% vốn của Eximbank, qua đó, trở thành cổ đông lớn nhất tại ngân hàng này cho đến nay.

Không chỉ ngành ngân hàng, nhiều tập đoàn tài chính của Nhật Bản cũng đang là đối tác chiến lược của các công ty tài chính Việt. Như Credit Saison sở hữu 49% vốn tại Công ty tài chính của ngân hàng HDBank và đổi tên thành HD Saison. Cuối năm 2016, Shinsei Bank cũng đã mua lại 49% vốn cổ phần tại MCredit, là công ty tài chính tiêu dùng do MBBank sở hữu 100% vốn sau khi tái cơ cấu từ Công ty tài chính cổ phần Sông Đà.

"Khẩu vị" đầu tư của người Nhật

Một đặc điểm đầu tư của người Nhật tại thị trường Việt là luôn giữ lại thương hiệu trên quê hương nó được sinh ra. Dù nắm quyền chi phối, các doanh nghiệp Nhật chỉ đưa con người và tiêu chuẩn sản xuất, bán hàng của mình vào để cải thiện chất lượng sản phẩm.

"Khẩu vị" của người Nhật tại thị trường Việt cũng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất như giấy, nhựa, nông nghiệp hay hàng tiêu dùng…

Người Nhật chủ yếu đầu tư tập trung vào lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp tại Việt Nam.

Mới đây nhất, Tập đoàn Sojitz đã chi ra hơn 800 tỷ đồng để nhận phát hành 14,8 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (PAN), tương đương hơn 11% vốn tập đoàn nông nghiệp này.

Hồi tháng 6 trước đó, chính Sojitz cũng đã chi hơn 91,2 tỷ USD để mua lại 95,24% vốn của Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn (Saigon Paper). Đây là chính là doanh nghiệp sản xuất khăn giấy lớn nhất Việt Nam hiện nay, với doanh thu hàng năm đạt trên 100 triệu USD.

Trước đó, người Nhật đã hiện diện tại Saigon Paper với hơn 42% sở hữu thuộc Tập đoàn Daio Paper và Quỹ đầu tư BridgeHead cùng của Nhật Bản. Tuy nhiên, cuối năm 2013, sau khi 2 cổ đông này bất ngờ muốn thoái vốn ông Mai Hữu Tín đã tham gia giải cứu Saigon Paper trước khi công ty này được Sojitz mua lại hơn 90% vốn cổ phần gần đây.

Trong ngành giấy, nhiều nhà sản xuất quy mô lớn tại Việt Nam đều có sự hiện diện hoặc thuộc sở hữu của người Nhật như Vina Kraft là liên doanh giữa Tập đoàn SCG của Thái và Rengo của Nhật. JP Corelex đối thủ chính của Saigon Paper trong ngành giấy tiêu dùng cũng là doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản...

Trước đó, Công ty cổ phần Diana do anh em nhà đại gia Đỗ Minh Phú, hiện là Chủ tịch HĐQT TPBank và ông Đỗ Anh Tú cũng đã bán lại 95% cổ phần cho Tập đoàn Unicharm của Nhật với giá 184 triệu USD. Sau khi thâu tóm doanh nghiệp này, Unicharm vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi cùng thương hiệu mà các nhà sáng lập đã xây dựng. Tập đoàn này chỉ tăng thêm tiêu chuẩn chất lượng theo quy chuẩn, đồng thời đẩy mạnh đầu tư cho quy trình sản xuất, nghiên cứu và phát triển.

Đầu tháng 3 vừa qua, Tập đoàn Takara Belmont của Nhật đã công bố sáp nhập Công ty cổ phần Ngữ Á Châu, doanh nghiệp có tên tuổi trong lĩnh vực mỹ phẩm hóa chất ngành tóc Việt Nam. Lãnh đạo Takara Belmont cho biết sẽ giữ lại thương hiệu Ngữ Á Châu và áp dụng thêm ứng dụng công nghệ của Nhật Bản để tăng chất lượng sản phẩm.

Trong ngành dược, Tập đoàn Taisho đang nắm giữ khoảng 32% vốn tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG). Sự có mặt của Taisho sẽ mang lại lợi thế kinh doanh rất lớn cho Dược Hậu Giang khi tập đoàn này đang chuyển giao công nghệ cũng như gia tăng xuất khẩu và cải thiện quản trị chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, người Nhật còn đang sở hữu vốn tại hàng loạt doanh nghiệp sản xuất khác của Việt Nam như Tập đoàn hóa chất Sekisui nắm 15% vốn Nhựa thiếu niên Tiền phong (NTP) và 25,3% vốn tại Nhựa thiếu niên Tiền phong phía Nam; Hãng phân phối gas lớn nhất Nhật Bản - Tokyo Gas sở hữu 25% Công ty Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam; Công ty sản xuất truyền thông AOI Tyo Holdings nắm 36% vốn của Công ty cổ phần Đầu tư VF...

Quang Thắng

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.