💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Cứ lý sự kiểu Eximbank thì còn ai tin hệ thống tín dụng?!

Ngày đăng 15:08 29/03/2018
Cứ lý sự kiểu Eximbank thì còn ai tin hệ thống tín dụng?!

NÓI THẲNG:

Vietstock - Cứ lý sự kiểu Eximbank thì còn ai tin hệ thống tín dụng?!

Việc Eximbank (EIB) trì hoãn chưa chịu trả lại số tiền 245 tỉ đồng mà bà Chu Thị Bình gửi tiết kiệm tại ngân hàng (NH) này đang gây xôn xao dư luận, không còn là quan hệ giữa Eximbank với một khách hàng cụ thể, mà trở thành chuyện to của hệ thống tín dụng.

Hơn 1 năm trước, vụ án hình sự "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đã được khởi tố và điều tra. Các bị can, cầm đầu là Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh TP HCM Lê Nguyễn Hưng, lập chứng từ giả mạo chiếm đoạt số tiền nói trên, còn bị hại chính là Eximbank.

Tiền của bà Bình gửi tại Eximbank, đã bị người của Eximbank chiếm đoạt. Chiếm đoạt là chiếm đoạt của Eximbank chứ không phải là của bà Bình. Theo mọi lý lẽ, luật pháp cũng như đạo lý thì Eximbank phải trả tiền lại cho bà Bình, còn Eximbank có lấy lại số tiền bị nhân viên của mình chiếm đoạt hay không là chuyện của Eximbank, không liên quan đến bà Bình.

Song Eximbank lại nói rằng họ "chưa có cơ sở" để trả lại tiền cho bà Bình mà phải chờ "sau khi có phán quyết cuối cùng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vụ việc" thì họ mới trả. Lý do, theo Eximbank, là trong hồ sơ mà Eximbank lưu giữ việc rút tiền (do những người chiếm đoạt thực hiện) thì "các chứng từ rút tiền đều có các chữ ký của bà Bình" và những chữ ký này được cơ quan điều tra cho là chữ ký thật (theo văn bản Eximbank trả lời bà Bình ngày 20-12-2017).

Thế nhưng, sau khi cơ quan điều tra có công văn trả lời bà Bình ngày 2-2-2018, khẳng định rõ: Những người chiếm đoạt tiền đã "lập chứng từ giả mạo" để chiếm đoạt hơn 245 tỉ đồng của Eximbank và thông báo để Eximbank "biết, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Eximbank đối với khách hàng theo quy định của pháp luật", trên cơ sở đó, bà Bình lại yêu cầu được rút tiền thì Eximbank bảo phải đợi đến khi có phán quyết của phiên tòa xét xử vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" do Lê Nguyễn Hưng cầm đầu thì mới trả tiền. Trong khi bị can Lê Nguyễn Hưng đã bỏ trốn đang bị truy nã. Yêu cầu chờ đợi như vậy là không có thời hạn vì không thể biết đến bao giờ mới bắt được Hưng và chẳng biết có bắt được hay không.

Bản chất của việc gửi tiền và vay tiền là quan hệ tín dụng, nghĩa là lấy niềm tin làm nền tảng. Các nhân viên của Eximbank đã lợi dụng "niềm tin" đó lấy một số chữ ký khống của bà Bình để làm hồ sơ giả mạo, thực tế chỉ có 2 tờ giấy ký khống chứ không phải các chứng từ rút tiền "đều có chữ ký của bà Bình" và trong các giấy ủy quyền có chữ ký khống của bà Bình, cũng có tờ người được ủy quyền do Lê Nguyễn Hưng ký giả. Dù cho có chữ ký thật của bà Bình và chữ ký thật của người được ủy quyền thì theo quy định của chính Eximbank, việc ủy quyền phải được lập tại Eximbank và phải có người làm chứng, nếu không thì giấy ủy quyền phải có công chứng, nhân viên NH phải kiểm tra có đúng thủ tục hợp lệ hay không, việc rút tiền phải mang sổ tiết kiệm đến NH để tất toán hoặc cập nhật. Trong thực tế, bà Bình và những người được ủy quyền không biết nhau, chưa gặp nhau, sổ tiết kiệm cũng do bà Bình giữ, số dư còn nguyên không thay đổi. Vậy sao lại phải đợi đến một phiên tòa vô hạn định?

Vụ này cho thấy lỗi do Eximbank yếu kém trong quản trị. Việc dây dưa trả tiền lại cho khách hàng không những không góp phần khắc phục được hậu quả mà còn có dấu hiệu cố tình chiếm dụng tiền bất hợp pháp, gây thiệt hại cho khách hàng, làm suy giảm uy tín của Eximbank và gián tiếp làm suy giảm uy tín cả hệ thống tín dụng. Nếu Eximbank cố tình không nhận ra điều đó thì NH Nhà nước phải can thiệp để bảo đảm an toàn cho hệ thống tín dụng, chứ không thì còn ai tin vào NH nữa!

HOÀNG NAM

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.