💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

Chiến tranh thương mại bùng nổ: Thịt heo Mỹ ‘chạy’ sang VN

Ngày đăng 23:43 09/07/2018
Chiến tranh thương mại bùng nổ: Thịt heo Mỹ ‘chạy’ sang VN

Vietstock - Chiến tranh thương mại bùng nổ: Thịt heo Mỹ ‘chạy’ sang VN

Việt Nam cần xây dựng nhiều kịch bản để ứng phó với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc.

Một cuộc chiến tranh thương mại tổng lực giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ-Trung Quốc (TQ) đã chính thức bắt đầu. Cụ thể, Mỹ áp thuế 25% lên 800 mặt hàng có tổng kim ngạch 34 tỉ USD từ TQ. Đáp lại, TQ tuyên bố áp thuế tương tự lên 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm nông sản (thịt bò, heo, đậu…), ô tô và hải sản.

Thịt heo từ Mỹ, Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Đáng chú ý TQ tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 25% đối với mặt hàng thịt heo của Mỹ, nâng tổng mức thuế mà thị trường này áp lên thịt heo của Mỹ đến 71%, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Với mức thuế cao như vậy, thịt heo từ Mỹ khó có cửa vào TQ, buộc phải tìm các thị trường khác, trong đó có Việt Nam (VN).

Trong bối cảnh đó giá thịt heo VN lại đang ở mức cao đã tạo điều kiện cho nguồn cung thịt Mỹ cũng như thịt từ các nước khác tràn vào VN với số lượng lớn và giá rẻ ngày càng nhiều.

Thật ra không phải đến bây giờ mà ngay từ lúc Mỹ và TQ liên tục dọa sẽ áp thuế cao lên hàng ngàn mặt hàng của nhau thì thịt nhập khẩu từ Mỹ vào VN đã bắt đầu tăng mạnh. Bằng chứng rõ nhất là theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, chỉ riêng trong tháng 5, nhập khẩu thịt từ Mỹ chiếm tỉ lệ cao nhất với khoảng 37%, tương đương gần 11.000 tấn, trị giá hơn 13 triệu USD. Con số này tăng gần 50% về lượng và hơn 24% về giá trị so với tháng trước đó. Như vậy Mỹ trở thành nguồn cung thịt lớn nhất trên thị trường VN.

Lý giải về điều này, ông Phạm Đức Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh Bình, cho rằng nguyên nhân đầu tiên là giá thịt heo VN đang quá cao, nếu không muốn nói là cao nhất, nhì thế giới. Giá heo hơi tại VN hiện ở mức 48.000-50.000 đồng/kg, trong khi đó mức giá thịt heo đã qua giết mổ nhập khẩu vào nước ta chỉ hơn 1.500 USD/tấn. Tính ra thịt nhập chỉ khoảng 1,5 USD/kg, tương đương gần 35.000 đồng/kg.

Thịt heo từ Mỹ đang đổ vào thị trường Việt Nam rất nhiều. Ảnh: QH

“Giá thịt heo trong nước cao đúng thời điểm chiến tranh thương mại Mỹ-TQ bùng nổ. TQ đánh thuế cao đối với thịt nhập từ Mỹ. Hơn nữa, một thị trường lớn khác của thịt từ Mỹ là Mexico cũng tuyên bố sẽ áp mức thuế 20% đối với một số loại thịt heo tươi và đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ. Gặp khó ở hai thị trường chính nên thịt heo từ Mỹ sẽ nhập vào thị trường VN nhiều hơn trong thời gian tới” - ông Bình phân tích.

Không chỉ thịt heo đông lạnh giá rẻ nhập khẩu từ Mỹ đổ vào VN tăng mà nhiều doanh nghiệp lẫn hiệp hội còn lo thịt heo TQ cũng tràn vào theo con đường tiểu ngạch vì giá heo nước này đang rẻ hơn VN 8.000-10.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết các thương lái tìm mọi cách nhập heo TQ theo con đường tiểu ngạch vào nước ta để kiếm lời. Gần đây, cơ quan chức năng liên tục bắt giữ các xe chở heo TQ nhập lậu đang trên đường vận chuyển về nước ta tiêu thụ.

Cần có kịch bản ứng phó

Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng để sản phẩm thịt nói riêng và nông sản nói chung trong nước không bị thua ngay trên sân nhà, con đường duy nhất của ngành chăn nuôi là cần cải tiến công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành.

Bên cạnh đó nên có quy định các doanh nghiệp nhập khẩu thịt heo phải có hạn ngạch (quota) chứ không để họ muốn nhập bao nhiêu cũng được mà không được kiểm soát chặt chẽ. Đây là cách mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước, bảo vệ người tiêu dùng.

Đại diện một công ty chăn nuôi trong nước cũng cho rằng cần kiểm soát chất lượng thịt nhập và đây mới là điều quan trọng nhất. Bởi có làm như vậy, thịt hết đát, thịt kém chất lượng, nhiễm kháng sinh… mới hết đường tuồn vào VN.  “Để kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu cũng như ổn định thị trường trong nước, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm này khi nhập vào VN phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, giá thành hợp lý” - vị đại diện doanh nghiệp này nhấn mạnh.

Coi chừng bị vạ lây

Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp phân tích: VN chịu tác động hai chiều từ chiến tranh thương mại Mỹ-TQ, cả tích cực và tiêu cực. Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, về mặt tích cực, khi Mỹ không nhập khẩu hàng hóa từ TQ nữa sẽ có thể nhập khẩu hàng hóa của VN. Đây là cơ hội để VN tăng cường năng lực sản xuất trong các lĩnh vực như nông sản, lắp ráp điện tử. Ngược lại, những mặt hàng của Mỹ không thể xuất sang TQ do thuế cao sẽ chảy sang nước ta.

Tương tự, khi bị Mỹ áp thuế cao, hàng hóa TQ khó vào thị trường Mỹ sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác, trong đó có VN. Điều này đã xảy ra trong thời gian vừa qua như sắt, thép, xi măng... Ngược lại, khi TQ không nhập khối lượng hàng nông sản và nhiều mặt hàng khác rất lớn từ Mỹ sẽ tìm đến các thị trường khác để mua. Đây là thời cơ không thể tốt hơn cho nông sản VN.

Trước bối cảnh đó, VN cần xây dựng nhiều kịch bản hơn để ứng phó. Ví dụ, Chính phủ cùng các bộ, ngành và các doanh nghiệp cần phân tích chi tiết VN xuất khẩu sang Mỹ những mặt hàng gì và mặt hàng đó chịu tác động ra sao. Tương tự đối với TQ cũng phải làm như vậy.

Đặc biệt nghiên cứu kỹ các hàng hóa của TQ có thể nhập vào VN. Qua đó đề phòng trường hợp do xuất khẩu sang Mỹ bị hạn chế, TQ sẽ chuyển hàng sang VN, gắn mác hàng Việt rồi xuất sang Mỹ để né thuế… Khi đó hàng của VN có nguy cơ bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá rất cao.

Khi đậu nành Mỹ bị TQ áp thuế cao sẽ chảy sang nhiều nước, nhất là VN. Đáng chú ý cách nay không lâu, lô hàng bắp 67.000 tấn trực tiếp từ Mỹ đã đến VN. Đây là lô đầu tiên trong các lô hàng bắp và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khác, bao gồm đậu nành, khô dầu đậu nành và bột bã bắp, dự kiến đến VN trong thời gian tới.

QUANG HUY

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.