Bộ Tài chính: CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2025 tăng 3.27% so với cùng kỳ

Ngày đăng 18:02 05/03/2025
Bộ Tài chính: CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2025 tăng 3.27% so với cùng kỳ

Vietstock - Bộ Tài chính: CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2025 tăng 3.27% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đạt nhiều kết quả tích cực, tốt hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 2 tháng tăng 3.27% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt 25.4% dự toán, tăng 25.7% so với cùng kỳ.

Sáng 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2025.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 2 với nhiều nội dung quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời điểm này, công việc rất nhiều, trong khi tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt; một số nước điều chỉnh chính sách thương mại, nhất là chính sách thuế, ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu, cung cầu toàn cầu; kinh tế thế giới vẫn gặp khó khăn, phục hồi chậm.

Trong nước, chúng ta vừa phải thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên; vừa tập trung tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18, chuẩn bị sắp xếp địa giới hành chính các địa phương theo tinh thần chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đạt từ 8% trở lên trong năm 2025; triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tổ chức các ngày lễ lớn của đất nước…

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự giám sát, đồng hành của Quốc hội, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, chúng ta vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; an sinh xã hội bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường, công tác đối ngoại được tăng cường.

Tuy nhiên, chúng ta không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác vì diễn biến bên ngoài, nhất là sự phục hồi của kinh tế thế giới đang còn yếu, trong khi Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế.

Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ, các đại biểu tập trung đánh giá sát tình hình kinh tế-xã hội, những vấn đề nổi lên trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm; những điểm làm tốt, chưa tốt; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện cả ở Trung ương và địa phương.

Cùng với đó nhận định, phân tích bối cảnh, tình hình tháng 3 và thời gian tới có gì đáng chú ý; những vấn đề nổi lên và đối sách của Việt Nam nhằm tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát. Cùng với thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên, phải theo dõi, nắm chắc tình hình và thích ứng linh hoạt, hiệu quả với những vấn đề phát sinh.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu đề xuất các trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thời gian tới để năm 2025 phải tăng trưởng ít nhất 8%, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, tạo đà, tạo lực, tạo nền tảng, tạo khí thế mới để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng đề cập một số vấn đề cụ thể cần lưu ý trong chỉ đạo, điều hành, như tình hình thị trường lúa gạo, chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, điều hành lãi suất, giải ngân đầu tư công, vấn đề thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đạt nhiều kết quả tích cực, tốt hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước; người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các định chế tài chính, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế... gia tăng niềm tin vào triển vọng của nền kinh tế.

Trong đó, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 2 tháng tăng 3.27% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt 25.4% dự toán, tăng 25.7% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng tăng 12% so với cùng kỳ, trong đó xuất siêu ước đạt 1.47 tỷ USD. Tổng vốn FDI đăng ký hơn 6.9 tỷ USD, tăng 35.5% so với cùng kỳ; vốn thực hiện đạt gần 3 tỷ USD, tăng 5.4%.

Các cân đối lớn, an ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát tốt. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2 tăng 16.7% so với cùng kỳ, 2 tháng tăng 7.0%.

Cùng với đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, tập trung hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xử lý tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh các dự án hạ tầng trọng điểm; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; chú trọng làm tốt công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống người dân; các lĩnh vực văn hoá, xã hội, du lịch, thể thao, thông tin, truyền thông tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, trong đó Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh đến hết giáo dục phổ thông từ năm học 2025-2026.

Đặc biệt, các cấp, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, bảo đảm tiến độ, yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; bảo đảm ổn định chính trị, độc lập, chủ quyền quốc gia; tình hình an ninh, trật tự cơ bản ổn định; đã triệt phá nhiều đường dây lừa đảo trực tuyến, lừa đảo xuyên quốc gia quy mô lớn; đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai chủ động, toàn diện, hiệu quả, trong đó tổ chức thành công Diễn đàn Tương lai ASEAN…

Nhật Quang

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.