💎 Khám Phá Những Cổ Phiếu Bị Định Giá Thấp Tại Mọi Thị TrườngBắt đầu

80% người Việt vẫn thanh toán bằng tiền mặt khi mua sắm online

Ngày đăng 20:32 29/11/2018
80% người Việt vẫn thanh toán bằng tiền mặt khi mua sắm online

Vietstock - 80% người Việt vẫn thanh toán bằng tiền mặt khi mua sắm online

Phương thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng vẫn được khách hàng Việt ưa chuộng nhất khi mua hàng online. Cùng với đó, thời trang là mặt hàng được mua trực tuyến nhiều nhất.

Theo báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 vừa được công ty nghiên cứu thị trường Q&Me công bố hôm 28/11, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ đạo của người Việt khi mua sắm trực tuyến với 80% người được hỏi cho biết sử dụng hình thức thanh toán COD - trả tiền khi nhận hàng. Các hình thức như thẻ thanh toán, ví điện tử, chuyển khoản chỉ chiếm lần lượt 8%, 6% và 5%.

Khảo sát của Q&Me được tiến hành trên 1050 người trong độ tuổi từ 18 đến 39, sống tại Hà Nội và TP.HCM.

Cũng theo báo cáo của Q&Me, thời trang là mặt hàng được mua trực tuyến nhiều nhất. Cụ thể, 78% số người được hỏi cho biết đã từng mua hàng thời trang trực tuyến trong 12 tháng gần nhất và có 41% tiết lộ đây chính là mặt hàng họ thường xuyên mua nhất.

Xếp ngay sau thời trang là thiết bị công nghệ với 50% người tham gia khảo sát từng mua ít nhất 1 lần trong 1 năm qua và là sản phẩm được mua sắm với tần suất lớn nhất của 20% khách hàng. Hai chỉ số này của ngành hàng còn lại trong top 3 là mỹ phẩm lần lượt đạt 44% và 10%.

Nguồn: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2018 của Q&Me.

Về tần suất mua sắm, 17% người được hỏi chia sẻ mua sắm trực tuyến hàng tuần và nhóm 30-39 tuổi có tần suất mua hàng online cao nhất. Về thiết bị, các ứng dụng mua sắm trên smartphone được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất.

Trong khi nhiều chỉ số quan trọng của thương mại điện tử Việt Nam đều tăng trưởng theo hướng tích cực thì theo báo cáo của Q&Me, số người từng hủy đơn hàng mua sắm trực tuyến lại tăng từ 36% năm 2017 lên 54% trong năm nay. Các lý do phổ biến nhất khiến người mua hủy đơn hàng là thay đổi suy nghĩ; hàng hóa có vấn đề; thực tế khác với hình ảnh mô tả sản phẩm trên Internet.

Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm là yếu tố khiến người tiêu dùng không hài lòng nhất đối với thương mại điện tử. Đây cũng là mối quan ngại lớn nhất khiến khách hàng ngần ngại mua sắm online.

Cũng theo nghiên cứu, 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện tại là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Adayroi. Kết quả này hoàn toàn trùng khớp với dữ liệu về số lượt truy cập website hàng tháng của các sàn trong báo cáo "Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam quý III" được Iprice công bố giữa tháng trước.

Một điểm đáng chú ý khác trong báo cáo là việc người Việt ngày càng mua sắm nhiều hơn qua mạng xã hội với tỷ lệ 70% năm 2018 so với 66% cùng kỳ năm trước. Nghiên cứu của Q&Me chỉ ra rằng mua sắm trên mạng xã hội đem lại nhiều niềm vui hơn trong khi các sàn thương mại điện tử cung cấp mức giá tốt và thời gian giao hàng nhanh hơn. Đặc biệt, người tiêu tùng vẫn tin tưởng cửa hàng bán lẻ truyền thống hơn các loại hình mua sắm khác khi xét đến chất lượng sản phẩm.

Việt Nam hiện là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất trong khu vực và liên tục nhận được dòng vốn đầu tư lớn từ các quỹ ngoại trong thời gian gần đây. Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2017 rơi vào khoảng 6,2 tỷ USD và tăng trưởng 25%. Một số dự báo khả quan cho thấy doanh thu thị trường mua sắm trực tuyến tại Việt Nam thậm chí có thể cán đích 10 tỷ USD vào năm 2020.

Việt Đức

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.