Investing.com - Dưới đây là những điểm nổi bật trên thị trường tài chính hôm nay, thứ Năm, ngày 11/10/2018:
1. Cơn bán tháo trên Wall Street tác động lên thị trường toàn cầu
Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới giảm mạnh, tiếp tục đà giảm từ phiên trước, khi lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và căng thẳng thương mại đang diễn ra đã tác động tiêu cực đến niềm tin của nhà đầu tư.
Các đợt bán tháo bắt đầu trên Phố Wall hôm thứ Tư, với cả hai chỉ số Dow và S&P 500 đều giảm nhiều nhất trong một ngày kể từ đầu tháng Hai, trong khi Nasdaq ghi nhận mức giảm giá lớn nhất trong ngày kể từ ngày 24 tháng 6 năm 2016.
Tình trạng bán tháo lan sang châu Á, với tất cả các chỉ số chính trên lục địa đều giảm mạnh.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 5,2%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 2/2016, trong khi chỉ số Shenzhen Composite giảm 6,3%. Thị trường Nhật Bản cũng chững lại. Chỉ số Nikkei 225 giảm khoảng 4%.
Tình trạng u ám này lan rộng sang thị trường châu Âu, cổ phiếu giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 20 tháng. Tất cả các sàn lớn trong khu vực đều giao dịch trong sắc đỏ, với các cổ phiếu công nghệ chịu áp lực bán mạnh.
Trên Phố Wall, các chỉ số chứng khoán của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong phiên giao dịch thứ Năm.
Lúc 5:30 AM ET, chỉ số Dow Jones giảm 260 điểm, tương đương khoảng 1%, chỉ số tương lai S&P 500 giảm 24 điểm, tương đương 0.9%, trong khi chỉ số Nasdaq 100 kỳ hạn giảm 54 điểm, tương đương khoảng 0,8%.
2. Trump lần thứ 2 bình luận về việc FED tăng lãi suất
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục bình luận về việc tăng lãi suất của FED và cho rằng FED là một phần nguyên nhân của việc thị trường bán tháo ngày thứ Tư.
Ông nói với các phóng viên: "Tôi nghĩ... FED đã sai lầm. Họ quá chặt chẽ. Tôi nghĩ họ đã quá đà".
Tổng thống cũng nói về cơn bán tháo của thị trường vào ngày thứ Tư rằng dây là một sự "điều chỉnh" đã được chờ đợi từ lâu.
Ông nói: "Hiện tại, đây là một sự điều chỉnh mà chúng ta đã chờ đợi từ rất lâu, nhưng tôi thực sự không đồng ý với những gì FED đang làm".
FED tăng lãi suất vào tháng trước, đây là lần thứ ba trong năm nay, và được dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 12, đưa lãi suất lên mức 2.25% đến 2.5%.
3. Dữ liệu về lạm phát
Nhà đầu tư sẽ nhận dữ liệu về lạm phát tháng 9, giá tiêu dùng, có vào 8:30AM ET (1230GMT).
Dữ liệu sẽ cho thấy chỉ báo rõ ràng hơn về lạm phát và những lần tăng lãi suất sắp tới của FED.
Giá tiêu dùng được kì vọng là tăng trong tháng trước và cả năng, theo các dự báo.
Lạm phát cơ bản được dự báo là tăng 2.3% so với năm trước.
USD index, chỉ số đo lường sức mạnh đồng Đôla so với rổ tiền tệ, giảm 0.2% ở mức 95.00.
Với thị trường trái phiếu, giá trái phiếu tăng lên, đẩy lợi suất giảm với lợi suất trái phiếu 10 năm giảm 3.16%.
4. Dầu hướng đến 2 ngày giảm giá nhiều nhất kể từ tháng 7.
Dầu hướng đến 2 ngày liền giảm giá nhiều nhất kể từ tháng 7, như một thói quen rằng thị trường hàng hóa bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán.
Lo ngại về nguồn cung cũng đã được nới lỏng hơn khi một báo cáo cho rằng dự trữ dầu thô của Mỹ tăng hơn kì vọng và cơn bão Michael cũng không gây nhiều thiệt hại khi đổ bộ Florida.
Giá dầu thô WTI tương lai giảm 1.8% tại New York và chạm mức thấp nhất 2 tuần 71.81USD/thùng sau khi giảm 2.4% vào thứ Tư.
Trong khi đó, dầu Brent tươn glai ở mức 81.41USD/thùng, giảm 2%. Dầu thô chạm mức thấp nhất kể từ 28/9 81.31 sau khi giảm 2.2% khi đóng cửa phiên trước.
Ngày 5/10, thị trường sẽ có thông tin của Cơ quan thông tin năng lượng về lượng dầu dự trữ của tuần trước.
Dữ liệu đến muộn một ngày do thứ Hai là ngày nghỉ lễ Columbus.
5. Bitcoin giảm, cùng xu hướng với thị trường toàn cầu
Bitcoin và các loại tiền ảo khác giảm, khoảng 13 tỷ USD giá trị thị trường tiền ảo đã giảm trong hôm nay.
Bitcoin giảm 4.2% còn 6,307.1USD trên Bitfinex, mức thấp nhất kể từ 19/9.
Ethereum giảm 11% ở mức 201.38USD.
XRP ở mức 0.41224, giảm khoảng 12.2% trong ngày, trong khi Litecoin giảm 10.4% ở 51.34USD.
Việc giảm giá của thị trường chứng khoán trong bối cảnh các cơ quan tài chính cảnh báo về việc tăng trưởng quá nhanh của thị trường và các mối rủi ro tiềm ẩn của thị trường cho nền kinh tế.
IMF cho biết trong một báo cáo: "Sự tăng trưởng nhanh của các tài sản ảo sẽ tạo ra những lỗ hổng mới trong hệ thống tài chính quốc tế".