Investing.com - Dưới đây là 5 điều cần biết về thị trường vào ngày thứ Hai, 10/9:
1. Căng thẳng thương mại vẫn tập trung sự chú ý
Bất ổn về thương mại vẫn đang bao phủ thị trường khi hôm nay, thứ Hai, Đại diện thương mại Mỹ sẽ gặp các quan chức của Cộng đồng Châu Âu tại Brussels.
Đây là lần gặp cấp cao đầu tiên kể từ sau khi Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, gặp Tổng thống Mỹ, Donald Trump, vào tháng 7, đã bàn thảo về việc không đánh thuế ngành công nghiệp ô tô, gas hoá lỏng và đậu tương.
Tờ báo của Đức, Handelsblatt, đưa tin rằng chuyên trách thương mại của EU, Cecilia Malmstrom, có kế hoạch là sẽ không bàn đến những nội dung nhạy cảm như ô tô hay nông nghiệp và tập trung vào những vấn đề ít tranh cãi hơn như xuất khẩu thịt bò Mỹ hay tiêu chuẩn kỹ thuật của Châu Âu.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang. 200 tỷ USD hàng hoá của Trung Quốc đang bị xem xét đánh thuế, Trump cảnh báo hôm thứ Sáu rằng ông đã chuẩn bị để đưa thêm 267 tỷ USD hàng hoá nữa vào danh sách.
Ông Trump nói: "200 tỷ USD mà chúng ta đang nói đến có thể được áp dụng rất sớm, phụ thuộc vào việc gì xảy ra với chúng". "Tôi ghét nói về điều này, nhưng đằng sau đó, có 267 tỷ USD hàng hoá nữa sẵn sàng nếu tôi muốn".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cam kết hôm thứ Hai rằng sẽ đáp trả nếu Mỹ áp thuế.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản đã nói hôm thứ Hai rằng sẽ đàm phán việc thương mại tự do với Mỹ. Ông nói với những nhà làm chính sách trong một cuộc họp Đảng cầm quyền.
Đây là bình luận đầu tiên của ông kể từ khi ông Trump tiết lộ rằng Nhật bản có thể là mục tiêu tiếp theo về thương mại.
2. Chứng khoán toàn cầu đối diện với chuỗi giảm điểm dài nhất 2 năm
Chứng khoán thế giới đang có bước giảm điểm dài nhất kể từ đầu năm 2016 vào thứ Hai, do lo lắng về thương mại Mỹ Trung và một lần tăng lãi suất nữa của FED vào cuối tháng này.
Thị trường Châu Á đóng cửa không đồng nhất vào thứ Hai, chỉ số Shanghai Composite giảm hơn 1%.
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ với ngành tài chính giúp thị trường tăng trong khi cuộc đàm phán về thương mại với Mỹ mang lại một chút lo lắng cho nhà đầu tư.
Chứng khoán tương lai Mỹ hướng đến phiên mở cửa tăng điểm, phục hồi sau khi Nasdaq đóng cửa hôm thứ Sáu là phiên thứ 4 liên tiếp giảm điẻm và có khởi đầu tháng 9 tệ nhất kể từ 2008. Lúc 6:01AM ET (1001GMT), Dow tương lai tăng 70 điểm, khoảng 0.27%, S&P500 tương lai tăng 9 điểm, khoảng 0.3% nhưng Nasdaq100 tương lai tăng 36 điểm, khoảng 0.48%.
3. Đôla giảm khi gần đến lúc FED quyết định lãi suất
Lúc 6:04AM ET (1004GMT), USD index, chỉ số đo sức mạnh đồng Đôla so với rổ tiền tệ, giảm 0.09% còn 95.29.
Đồng USD giảm tiếp so với các đồng tiền chính khác vào thứ Hai khi nhà đầu tư chốt lời sau khi đã có lợi nhuận trong tuần trước, USD index tăng lên trên mức 95, với các thông tin tích cực về thị trường lao động.
Báo cáo về việc làm hôm thứ Sáu đã làm vững chắc thêm kì vọng về việc FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 1/4 điểm trong kì họp tháng 9.
Xác suất cho việc tăng lãi suất vào tháng 12 đã tăng lên 80% so với mức 70% của tuần trước.
Cuối tuần, Chủ tịch FED Boston, Eric Rosengren, đã nói rằng FED không cần phải tăng lãi suất nhanh hơn các bước tăng hiện tại, điều đó cho thấy quan điểm là tăng lãi suất vào mỗi quý và lần sắp tới là vào tháng này. Ông nói rằng bước đi vững chắc là xa xỉ, có được khi xuất phát sớm, đi vòng quanh nhu cầu để tiến nhanh hơn và đuổi kịp với chính sách thắt chặt.
4. Giá dầu tăng khi Mỹ giảm số giàn khoan
Giá dầu tăng hôm thứ Hai khi Mỹ cắt giảm sản lượng với số lượng giàn khoan giảm và nguồn cung dự kiến bị thu hẹp khi Mỹ áp lệnh trừng phạt với Iran từ tháng 11.
Dầu thô WTI tăng 0.55% lên 68.12USD lúc 6:07AM ET (1007GMT), dầu Brent tăng 0.65% lên 77.33USD.
Số lượng giàn khoan của Mỹ giảm 2 trong tuần trước còn 860, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Các báo cáo cho thấy số lượng giàn khoan của Mỹ không tăng từ tháng 5.
Lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran, nước xuất khẩu dâuf lớn thứ 5 thế giới, sẽ có hiệu lực từ tháng 11. FGE, tư vấn về năng lượng, nói nhiều khách hàng của Iran bao gồm Ấn độ, Nhật, Hàn Quốc đã cắt giảm lượng dầu mua của Iran.
5. Quyết định tại các nước mới nổi tập trung sự chú ý
Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ quyết định về chính sách tiền tệ trong tuần này, thị trường sẽ xem xét các nước này xử lý thế nào khi đồng tiền của họ đã giảm giá nhiêuf.
Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tăng 5.2% so với cùng kì năm trước trong quý 2, dữ liệu cho biết hôm thứ Hai, đây được dự báo là con số tích cực cuối cùng trước khi có nửa cuối năm giảm do khủng hoảng tiền tệ. Dữ liệu không giúp đồng Lira tăng giá khi đồng tiền này đã giảm 30% so với đồng USD trong quý 3.
Đồng Ruble của Nga cũng giảm giá còn trên 70 so với đồng Đôla, lần đầu tiên kể từ tháng 3/2016 hôm thứ Hai, vẫn còn những lo ngại về lệnh trình phạt của Mỹ.
Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kì sẽ đưa ra quyết định về lãi suất vào thứ Năm, trong khi ngân hàng Trung ương Nga thì cho biết sẽ có 2 lựa chọn hoặc giữ lãi suất, hoặc tăng vào thứ Sáu.