Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Việt Nam có nguy cơ tụt hậu trong nền kinh tế không tiền mặt

Ngày đăng 10:50 17/01/2019
Cập nhật 11:06 17/01/2019
Việt Nam có nguy cơ tụt hậu trong nền kinh tế không tiền mặt

Việt Nam đang có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực trong việc sử dụng giao dịch kỹ thuật số thay việc dùng tiền mặt. Mặc dù, Chính phủ có đề án đặt mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt chỉ đạt 4,9%, thấp nhất trong khu vực khi so sánh với 26,1 % của Trung Quốc, 59,7 % của Thái Lan và 89% của Malaysia.

Trung Quốc hiện có tới 26,1% giao dịch thanh toán không sử dụng tiền mặt Trong khi đó, theo Quyết định số 2545/2016/QÐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 với nhiều mục tiêu cụ thể, trong đó đáng chú ý có mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020.

Tiềm năng và rào cản Chính phủ Việt Nam hy vọng rằng thanh toán di động sẽ thúc đẩy giao dịch kỹ thuật số qua điện thoại thông minh, vốn rất phổ biến trong dân số trẻ Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, hiện nay có 41 ngân hàng và 23 công ty fintech phi ngân hàng đang cung cấp dịch vụ thanh toán di động.

Mặc dù chỉ chiếm chưa đến 10% giao dịch kỹ thuật số, các giao dịch thông qua thiết bị di động tăng lên rất nhanh. Trong 9 tháng đầu năm 2018, các giao dịch ngân hàng nhờ thiết bị di động tăng 126% với giá trị lên tới hơn 1 triệu tỷ đồng (44,5 tỷ USD). Trong khi đó, đối với các dịch vụ thanh toán thông qua ví tiền điện tử do các công ty fintech cung cấp, số tiền giao dịch cũng tăng 161%, đạt 65 nghìn tỷ đồng.

Ví tiền điện tử hiện nay tuy chỉ đóng góp phần nhỏ trong giao dịch kỹ thuật số, nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến đề án “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt” của Chính phủ. Chúng được thiết kế để xử lý các giao dịch hàng ngày, có giá trị nhỏ. Khối lượng trung bình của các giao dịch thông qua ví tiền điện tử là 19$, so với 366$ của giao dịch ngân hàng thông qua thiết bị di động.

Các công ty Fintech đóng vai trò đầu tàu trong việc phát triển ví tiền điện tử ở Việt Nam, đặc biệt trong việc mua bán các mặt hàng thiết yếu hàng ngày với chi phí thấp. Được sự hỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ, các Ngân hàng và công ty Fintech đã hợp tác chặt chẽ để thay đổi thói quen giao dịch thanh toán bằng tiền mặt của người tiêu dùng Việt Nam.

Tuy nhiên, năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các tài khoản ví tiền điện tử bắt buộc phải kết nối với tài khoản Ngân hàng. Nói cách khác, không có tài khoản ngân hàng, bạn không thể mở tài khoản ví tiền điện tử ở Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng ví tiền điện tử nói riêng cũng như giao dịch kỹ thuật số nói chung của người Việt.

Thống kê cho thấy, có tới khoảng 80% người dân Việt Nam không có mối liên hệ nào với ngân hàng. Không những thế, việc đăng ký giao dịch qua internet tại Việt Nam cũng khá phức tạp và đòi hỏi phải trả phí hàng cũng khiến cho những người đã có sẵn tài khoản ngân hàng không muốn sử dụng dịch vụ này. Những điều trên đã tạo ra mâu thuẫn khá lớn trong việc thực hiện đề án “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt” của Chính phủ.

Cần sự thay đổi Hiểu được khó khăn đang gặp phải, Nghị quyết 02 của Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Trung ương tìm kiếm giải pháp báo cáo Chính phủ phương án cho phép nạp tiền mặt vào ví điện tử không qua tài khoản thanh toán ngân hàng; xác định hạn mức số tiền tối đa nạp ví điện tử và giá trị giao dịch hàng tháng trước quý III năm 2019.

Tuy nhiên từ lý thuyết đến áp dụng thực tế chắc chắn sẽ cần một khoảng thời gian khá dài, trong khi nhu cầu sử dụng giao dịch kỹ thuật số ngày càng tăng. Các công ty Fintech vẫn đang tập trung phát triển ví tiền điện tử cho riêng mình, trong đó có việc phát triển ví tiền điện tử dành cho tiền tệ mã hóa.

Không thể phủ nhận sự tồn tại và ảnh hưởng đáng kể của Tiền tệ mã hóa đến kinh tế thế giới hiện nay. Nhiều công ty, cửa hàng, quán cà phê trên thế giới đã bắt đầu áp dụng việc thanh toán bằng tiền tệ mã hóa.

Trong số này, Midas Protocol, một công ty Fintech có trụ sở tại Singapore do các sáng lập viên là người gốc Việt, đang phát triển một loại ví tiền điện tử cho phép sử dụng Tiền tệ mã hóa trong thanh toán thương mại điện tử cũng như cho phép trao đổi Tiền tệ mã hóa trực tiếp với các sàn giao dịch.

Ví tiền điện tử dành cho tiền tệ mã hóa đã và đang là một xu hướng mới mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên cân nhắc và xem xét để có thể giải quyết các mâu thuẫn đang gặp phải trong việc thực hiện đề án “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt” của Chính phủ.

Theo Anninhthudo

Xem thêm:

  • Việt Nam: Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ 3 xu hướng quản lý với tiền ảo Bitcoin
  • Tiến bộ như Hàn Quốc: Hỗ trợ phát triển Blockchain bằng ưu đãi thuế
Trên đây là bài viết “Việt Nam có nguy cơ tụt hậu trong nền kinh tế không tiền mặt” mà CafeBitcoin gửi tới bạn đọc! Nếu thấy đây là bài viết hữu ích, hãy chia sẻ nó! Cảm ơn độc giả đã đón đọc!

  • Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
  • Tham gia Chatbox Cafebitcoin tại https://t.me/cafebitcoininfo
The post Việt Nam có nguy cơ tụt hậu trong nền kinh tế không tiền mặt appeared first on Cafebitcoin.info.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.