💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Ripple, Bill Clinton và Ngân hàng – Sự thật đằng sau những lời quảng bá?

Ngày đăng 07:00 01/01/2001
Cập nhật 09:30 05/10/2018
Ripple, Bill Clinton và Ngân hàng – Sự thật đằng sau những lời quảng bá?
BTC/USD
-
XRP/USD
-

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton đáng lẽ ra đã có một bài phát biểu quan trọng về blockchain. Liệu đây có phải là thời điểm quyết định của thị trường?

Tuy nhiên, tất cả những gì mọi người được chứng kiến là sự xuất hiện của ông trong vòng vài phút tại sự kiện của Ripple. Cựu tổng thống đã dành thời gian để nói về Brexit, IRA, Bosnia, mọi thứ ngoại trừ công nghệ blockchain.

Tuy nhiên, Ripple chưa bao giờ giống như phần còn lại của không gian crypto. Họ tuyên bố mình đã sở hữu mô hình blockchain được xem là bảo mật và an toàn nhất, đòi hỏi rất nhiều sự tin tưởng từ cộng đồng.

Tất cả các ngân hàng đều chạy những cơ sở dữ liệu khác nhau. Vấn đề là họ không tin tưởng vào cơ sở dữ liệu của nhau vì nhân viên có thể cố tình thay đổi chúng.

Với Ripple, nó cần phải được 20% sự đồng thuận từ các nhà quản lý để thực hiện điều đó, tuy nhiên 55% nhà điều hành lại được chọn ra bởi chính Ripple.

Do đó, ngân hàng A muốn gửi tiền cho ngân hàng B, vấn đề không phải là mối liên kết giữa các ngân hàng mà chính là phải xác nhận rằng A đã gửi tiền hay chưa.

Việc xác minh đó mất nhiều ngày và phải trải qua SWIFT* – vốn là một tập đoàn liên kết của các ngân hàng để xác nhận vấn đề trên.

*Các thành viên trao đổi thông tin/chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. SWIFT cung cấp các dịch vụ truyền thông an ninh và phần mềm giao diện cho các ngân hàng và tổ chức tài chính.

Với Ripple, bạn có thể thực hiện những giao dịch nhỏ một cách an toàn và nhanh chóng. Nhưng nếu sử dụng nó để thanh toán số tiền lên đến hàng tỷ USD, bạn phải tin tưởng Ripple đã thực hiện giao dịch chuyển số tiền đó từ A sang B.

Nếu họ vẫn để tiền lại phía bên A, liệu ai sẽ biết được?

Chúng ta có thể thấy những gì đang xảy ra với Bitcoin và ETH. Vì vậy, chúng ta có thể khá chắc chắn rằng không có việc chi tiêu gấp đôi (double spending) và các hành vi gian lận khác đang diễn ra.

Tuy nhiên, với Ripple, tất cả những gì chúng ta biết là những thông tin mà Ripple cùng với một số người xác nhận giao dịch chia sẻ. Whitepaper của Ripple cho biết những người xác nhận này rất đáng tin cậy:

“Mỗi máy chủ, đều có danh sách các nút đặc biệt – là một tập hợp các máy chủ khác khi cần xác định sự đồng thuận. Chỉ có các phiếu bầu của các thành viên khác trên mạng lưới UNL được chấp thuận.

Do đó, UNL đại diện cho một tập hợp con của mạng lưới và được các máy chủ s tin tưởng. Lưu ý rằng không phải tất cả các UNL đều đáng tin cậy ”.

Do đó, điều này có lẽ không đúng khi cho rằng các ngân hàng không có lý do gì để tin tưởng vào cơ sở dữ liệu của Ripple khi họ không tin vào cơ sở dữ liệu của ngân hàng khác.

“Theo Ripple, các ngân hàng không có khả năng sử dụng sổ kế toán phân phối để xử lý thanh toán xuyên biên giới vì các vấn đề về khả năng mở rộng và riêng tư.”

Chỉ tháng trước, Sagar Sarbhai – trưởng phòng đối ngoại tại Ripple, đã từng thông báo:

“Vào năm 2016, chúng tôi đã thử nghiệm XRP tại 12 ngân hàng để kiểm tra nội bộ và họ yêu thích nó! Họ muốn sử dụng XRP nhưng lại không thể áp dụng vì thiếu những quy định trong lĩnh vực này.”

Sau bài phát biểu đáng thất vọng của Bill Clinton, bây giờ chúng ta phải tự hỏi liệu Ripple có đang lợi dụng điều này để quảng bá cho XRP hay không. Và liệu đây có phải là chiến dịch marketing mới của họ.

Lấy xRapid làm ví dụ. Thay vì sử dụng SWIFT để liên kết các cơ sở dữ liệu, bạn có thể sử dụng crypto để chứng minh rằng tiền đã thực sự được chuyển đi.

Cách làm khá đơn giản. Bạn thiết lập tài khoản trên Coinbase, mua bất kỳ loại coin nào mà bạn muốn, gửi nó đến một sàn giao dịch nào đó, chẳng hạn ở Nam Phi, bán chúng để đổi lấy đồng tiền Nam Phi và sau đó rút tiền về tài khoản tại ngân hàng Nam Phi của bạn.

Chúng ta có thể thực hiện khá dễ dàng, nhưng bạn phải di chuyển tiền pháp định từ tài khoản ngân hàng của bạn đến Coinbase. Bạn sẽ tốn một khoản phí và có thể mất đến 05 ngày. Sau đó, lại phải chuyển tiền từ sàn giao dịch tại Nam Phi sang tài khoản ngân hàng của bạn. Một lần nữa, bạn lại mất thêm một ít thời gian và chi phí.

Với Ripple, sẽ có nhiều vấn đề khác phát sinh và bạn phải tin tưởng hoàn toàn vào hệ thống của Ripple.

Chẳng hạn như sự chênh lệch (spread) giữa giá mua và giá bán. Nếu bạn di chuyển số tiền lớn, spread sẽ cao và khiến phí giao dịch tăng cao.

Tiếp theo là biến động. Mặc dù việc mua và bán chỉ diễn ra trong vài phút nhưng với biến động mạnh của thị trường, giá có thể đột ngột tăng hoặc giảm mạnh trong khoảng thời gian đó.

Vì vậy, nhiều người đã đặt ra câu hỏi về lý do tại sao lại sử dụng XRP trong khi bạn có thể sử dụng một số stablecoin khác mà không phải bận tâm đến spread hoặc biến động.

Ngoài ra, việc chuyển tiền bằng crypto có thể diễn ra nhanh chóng tại Châu Âu vì chúng có khả năng chuyển đổi tức thì giữa các tài khoản ngân hàng trong cùng một quốc gia.

XRP, tuy nhiên, có thể là một lựa chọn hấp dẫn đối với các ngân hàng hoặc các công ty thanh toán khác vì họ có thể mua chúng trực tiếp từ Ripple với mức chiết khấu cao. Điều này khiến xRapid dường như trở nên khá thừa thải.

Ripple đã bán được khoảng $70 triệu giá trị XRP trong mùa hè này. Vẫn còn hàng tỷ XRP đang được liên tục bơm vào thị trường, với việc giá cả được thả nổi bởi những chiêu trò quảng cáo như sự hợp tác giữa công ty và Bill Clinton.

Đa phần số XRP được chiết khấu này sẽ bị loại khỏi thị trường, tuy nhiên vẫn có một lượng không nhỏ đã hòa vào dòng chảy của thế giới, khiến áp lực lên giá XRP tăng cao.

Nếu xét đến khía cạnh của số lượng coin này, biến động giá có thể khiến xRapid không còn sức cạnh tranh so với stablecoin, nhưng cũng có khả năng cạnh tranh với các phương pháp truyền thống hiện tại.

Vì vậy, vẫn sẽ có một số ngân hàng bắt đầu tham gia và thậm chí sử dụng xRapid, nhưng trừ khi họ mua XRP trên thị trường, thay vì chiết khấu từ Ripple. Về cơ bản có thể việc áp dụng tại các ngân hàng chỉ là chiêu trò quảng cáo, vì họ không thật sự sử dụng xRapid. Thay vào đó, họ sẽ mua tài sản với mức giá rất rẻ và nhanh chóng bán nó trên thị trường.

Tất nhiên, chuyển tiền quốc tế là một trong những trường hợp sử dụng crypto trên thị trường và rất nhiều công ty khởi nghiệp đã tham gia vào vấn đề này. Vấn đề là do phí giữa các sàn giao dịch và tài khoản ngân hàng cũng như biến động. Nó có thể hoạt động tốt trong thị trường “bò” nhưng sẽ là phương án bất khả thi trong thị trường “gấu”.

Ripple đã không thể thay đổi những quy luật trên của thị trường. Tuy nhiên, XRP hiện đã trở thành một trong những loại coin có biến động mạnh nhất trên thị trường. Và liệu các ngân hàng hay holder sẽ hưởng lợi từ sự biến động này? Tất cả sẽ được bật mí trong thời gian sắp tới.

Theo Trustnodes/Pink Blockchain

Trên đây là bài viết Ripple, Bill Clinton và Ngân hàng – Sự thật đằng sau những lời quảng bá? mà CafeBitcoin gửi tới bạn đọc! Nếu thấy đây là thông tin hữu ích, hãy chia sẻ nó!

Cảm ơn độc giả đã đón đọc!

  • Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
  • Tham gia Chatbox Cafebitcoin tại https://t.me/cafebitcoinvn1
The post Ripple, Bill Clinton và Ngân hàng – Sự thật đằng sau những lời quảng bá? appeared first on Cafebitcoin.info.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.