Giá vàng hôm nay 27-7: Xuất hiện dự báo bất ngờ
Investing.com - Theo thông tin từ Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), ngày 16/7/2025, Ủy ban Châu Âu (EC) đã chính thức thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam, Ai Cập và Nhật Bản vào thị trường Liên minh Châu Âu (EU).
Cuộc điều tra được EC khởi xướng ngày 08/8/2024 theo đơn kiện của Hiệp hội Thép châu Âu. Sản phẩm bị điều tra bao gồm thép cán nóng thuộc các mã HS 7208, 7211, 7225 và 7226, với một số loại hàng hóa được loại trừ như thép không gỉ, thép điện silicon định hướng hạt, thép công cụ đặc chủng có độ cứng cao, và một số loại thép tấm không cuộn nhất định có kích thước lớn.
Thời kỳ điều tra bán phá giá kéo dài từ 01/4/2023 đến 31/3/2024, trong khi giai đoạn điều tra thiệt hại được tính từ 01/01/2021 đến 31/3/2024.
Dựa trên dữ liệu doanh nghiệp và các điều chỉnh theo quy định, EC xác định biên độ bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam dao động từ 0% đến 12,1%, mức này giữ nguyên so với kết luận sơ bộ công bố hồi tháng 4/2025.
Về phía EU, EC kết luận rằng ngành thép cán nóng trong khối đã chịu thiệt hại đáng kể, thể hiện qua sự sụt giảm thị phần, ảnh hưởng giá bán, lợi nhuận, đầu tư và việc làm.
Đối với cáo buộc của bên nguyên đơn rằng chính sách thuế xuất khẩu của Việt Nam khiến giá nguyên liệu đầu vào (quặng sắt và than luyện cốc – chiếm khoảng 30-40% và 26-39% chi phí sản xuất) giảm, từ đó tạo lợi thế không công bằng cho sản phẩm thép xuất khẩu, EC cho rằng không có đủ bằng chứng để xác nhận.
Trong thời gian điều tra, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu quặng sắt và than từ nước ngoài do nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng, nên giá nguyên liệu không chịu ảnh hưởng đáng kể từ thị trường nội địa.