Investing.com – Dưới đây là 5 điều cần biết về thị trường trong ngày thứ Sáu, 10 tháng 8:
1. Căng thẳng chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ đẩy đồng Lira xuống mức thấp kỷ lục, Ruble của Nga tiếp tục giảm
Căng thẳng chính trị đẩy đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục giảm vào thứ Sáu, xuống mức thấp kỷ lục so với đồng Đôla sau khi mối quan hệ với Mỹ không đạt được kết quả khả quan. Lúc 5:53AM (0953GMT), USD/TRY tăng 6.72% lên 5.9216.
Tổng thống Mỹ đã nhiều lần chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ về việc giam giữ mục sư Andrew Brunson, người bị Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là khủng bố do có liên quan đến việc lật đổ năm 2016. Tại cuộc họp tại Washington trong tuần này giữa 2 nước, chưa có kết quả nào khả quan.
Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đã xoa dịu lo lắng và thứ Năm và cho rằng đây là một chiến dịch chống lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ được dự kiến là sẽ đưa ra kế hoạch kinh tế vào ngày thứ Sáu, tuy nhiên, lo lắng về chế độ độc tài của Erdogan và và nền kinh tế đè nặng lên các nhà đầu tư
Với các thị trường mới nổi khác, đồng Ruble tiếp tục giảm, chạm mức thấp nhất 2 năm sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt lên Nga do cáo buộc đầu độc cha con một điệp viên Anh. Lúc 5:54 AM (0954GMT), tỷ giá USD/RUB tăng 0.25% lên 66.8558.
2. Thị trường chứng khoán giảm với căng thẳng liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ
Chứng khoán tương lai Mỹ đã hướng đến mở cửa giảm điểm trong bối cảnh tâm lý sợ rủi ro lan rộng toàn cầu, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi số liệu về lạm phát sẽ có vào thứ Sáu. Lúc 5:55AM ET (0955GMT), Dow tương lai giảm 103 điểm, khoảng 0.4%, S&P 500 tương lai giảm 13 điểm, khoảng 0.45%, trong khi Nasdaq 100 tương lai giảm 37 điểm, khoảng 0.49%.
Thị trường Châu Âu cũng giảm trong thứ Sáu với lo ngại về việc đồng Lira giảm trong bối cảnh các ngân hàng lớn của Châu Âu đang đối mặt với rủi ro khi Lira giảm.
Thị trường châu Á cũng đóng cửa giảm điểm vào thứ Sáu khi nhà đầu tư lựa chọn an toàn và tiếp tục đánh giá sự ảnh hưởng của các động thái mới nhất trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Chỉ số tại thị trường Thượng Hải đã vất vả để ghi nhận mức tăng thấp. Chỉ số này đã ghi nhận 7 phiên liên tiếp tăng 1% hoặc hơn, quãng thời gian tăng dài nhất kể từ khi thị trường sụp đổ năm 2015.
3. Lạm phát dự kiến sẽ khiến FED chắc chắn hơn về 2 lần tăng lãi suất
Nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu lạm phát với kì vọng rằng chỉ số lạm phát sẽ làm FED chắc chắn hơn trong việc tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm.
CPI sẽ được công bố lúc 8:30AM ET (1230GMT) hôm thứ Sáu.
Các nhà kinh tế dự báo rằng CPI tăng 0.2% trong tháng 7, so với tháng 6. So với cùng kì năm trước, CPI tăng 3%. CPI cơ bản, loại bỏ yếu tố giá thực phẩm và năng lượng, được dự báo là tăng 0.2% so với tháng trước. So với cùng kì năm trước sẽ là 2.3%.
FED đã thông báo giữ nguyên lãi suất vào tuần trước, như dự báo, có lưu ý thêm là kinh tế Mỹ hiện đang tăng trưởng tốt và chắc chắn hơn trong việc tăng lãi suất vào tháng 9 và nhiều khả năng thêm 1 lần vào tháng 12.
4. Đồng đô la đạt mức cao trong 13 tháng
Căng thẳng thương mại toàn cầu và diễn biến bất ổn về địa chính trị khiến các nhà đầu tư tìm kiếm các loại tiền tệ là kênh trú ẩn an toàn, đồng Đô la chạm mức cao nhất trong 13 tháng và đồng Yên cũng tăng.
Các nhà đầu tư vấn quan tâm đến căng thẳng thương mại với những thông tin với nhất tập trung vào các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Moscow, trong khi Washington cũng đang thúc đẩy căng thẳng chính trị với Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào lúc 5:56 AM ET (9:56 GMT), Chỉ số US Dollar Index, chỉ số đo lường sức mạnh của đồng USD so với một giỏ 6 đồng tiền chính, tăng 0,43% ở mức 95,87, chỉ số này đạt mức cao nhất trong ngày là 96,03 – mức cao nhất từ tháng 7 năm 2017.
Là kênh trú ẩn an toàn, đồng Yên cũng tăng, đồng tiền này đã tăng mạnh hơn mức tăng chung của đồng Đô la. Tỷ giá USD/JPY giảm 0,14% xuống 110,92.
5. Thị trường dầu giao dịch thận trọng trước cảnh báo của IEA về biện pháp trừng phạt chống lại Iran.
Giá Dầugiảm nhẹ trong phiên giao dịch sáng sớm hôm nay khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh báo rằng việc giảm nhiệt gần đây trên thị trường dầu có thể không kéo dài.
"Thị trường gần đây giảm nhiệt, cùng với việc nới lỏng nguồn cung trong ngắn hạn, giá dầu hiện tại đang thấp hơn, tăng trưởng nhu cầu cũng giảm xuống, những vấn đề đó có thể sẽ không kéo dài," cơ quan có trụ sở tại Paris cho biết trong báo cáo hàng tháng.
IEA cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt về dầu mỏ sắp tới chống lại Iran có thể gây rối loạn thị trường vào cuối năm nay. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào dầu của Iran dự kiến có hiệu lực vào đầu tháng 11 và có thể làm tăng tiềm năng thiếu hụt năng lượng toàn cầu.
Nhiều quốc gia, bao gồm châu Âu, Trung Quốc và Nga, phản đối việc áp dụng trừng phạt, nhưng Nhà Trắng muốn các nước khác ngừng mua dầu từ Iran.
IEA cho biết: “Khi các biện pháp trừng phạt dầu chống lại Iran có hiệu lực, kết hợp với các vấn đề sản xuất ở quốc gia khác, việc duy trì nguồn cung toàn cầu có thể rất khó khăn và sẽ phải chịu chi phí để duy trì một lượng dự phòng đầy đủ”.
Thông tin về sản lượng dầu của Mỹ cũng sẽ có trên thị trường hôm nay khi Baker Hughes phát hành dữ liệu hàng tuần vào thứ Sáu.
Số lượng giàn khoan của Mỹ, một chỉ báo ban đầu về sản lượng trong tương lai, giảm 2 giàn khoan về mức 859 trong tuần trước, cung cấp thông tin hỗ trợ để giảm tình trạng sản lượng leo thang.