Vietstock - 'Biểu tượng đổ vỡ', tòa tháp hoen ố trên đất Sài Gòn - Hà Nội
Trải qua hàng thập kỷ, những dự án dở dang trở thành những toà nhà ma giữa đô thị từ hậu quả để lại của cơn sốt bất động sản.
Sau cơn sốt bất động sản cách 10 năm thị trường rơi vào tình trạng đóng băng, nhiều dự án bất động. Hậu quả một thời đua nhau đổ tiền vào nhà đất tới nay vẫn chưa giải quyết hết được những cục máu đông, những toà nhà bỏ hoang cả thập kỷ.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV (HM:BID)) vừa thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên - chủ đầu tư dự án Kenton Node (Nhà Bè, TP.HCM (HM:HCM)). Tài sản đấu giá gồm toàn bộ nợ gốc, lãi phát sinh tại thời điểm bán đấu giá, tạm tính đến ngày 29/3 là hơn 4.063 tỷ đồng.
Dự án nghìn tỷ dang dở
|
Dự án Kenton Residences nằm trên đường Nguyễn Hữu Thọ, có tổng vốn đầu tư là 300 triệu USD. Theo quy hoạch ban đầu, dự án có diện tích 9,1ha, gồm 9 tòa tháp cao 15-35 tầng, trung tâm mua sắm 20.000m2 và 1.640 căn hộ cao cấp. Từng được kỳ vọng trở thành khu đô thị mới tỷ USD phía Nam Sài Gòn với giá bán mỗi m2 lên đến 30-45 triệu đồng (thời điểm năm 2010).
Năm 2011, dự án ngừng thi công sau khi được khởi công vào năm 2009. Năm 2017, dự án được tái khởi động và đổi tên thành Kenton Node. Giữa năm 2018, dự án ngừng thi công lần thứ hai. Đến nay, dự án vẫn chưa hoàn thành sau 11 năm.
Giữa trung tâm TP.HCM, Saigon One Tower cũng là một biểu tượng của khối băng bất động sản. Sau gần 7 tháng thu giữ, cao ốc Saigon One Tower được VAMC thông báo bán đấu giá để xử lý khoản nợ xấu hơn 7.000 tỷ đồng.
Dự án được xây trên khu đất vàng 6.672,2 m2 ngay quận 1, TP.HCM. Công trình cao 41 tầng cao, tổng diện tích sàn xây dựng vào khoảng 127.126 m2 (tính cả hầm khoảng 152.000 m2). Saigon One Tower được khởi công từ năm 2007, dự kiến sau khi hoàn thành năm 2009 sẽ là tòa nhà cao thứ 3 tại TP.HCM (trên 195m).
Khối băng thập kỷ của thị trường bất động sản
|
Thời điểm cuối năm 2011 khi dự án bị ngừng thi công, ước tính 80% khối lượng công việc đã hoàn thành. Những hạng mục công việc còn lại gồm: lắp kính phần còn lại bên ngoài tòa nhà, cơ điện (M&E), xây dựng vách ngăn, lát sàn...
VAMC thu giữ án Saigon One Tower vào tháng 8/2017 theo Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (có hiệu lực từ ngày 15/8/2017).
Tại Hà Nội, Usilk City, một siêu dự án đã bất động 10 năm nay. Dự án Usilk City gồm 13 tòa nhà từ 25-50 tầng, khoảng 2.800 căn hộ cao cấp, 4 khối đế và 2 tầng hầm liên thông, có tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 10.000 tỷ đồng.
Dự án được khởi công từ quý II/2008, theo hợp đồng ký với khách hàng, các tòa nhà CT1-101, CT1-102, CT1-103 sẽ bàn giao nhà cho khách hàng vào tháng 3/2012; các tòa nhà còn lại là CT1-104, CT2-105, CT3-106, CT3-107, CT4-108 bắt đầu bàn giao từ cuối năm 2012 và hoàn thiện vào quý III/2013.
Usilk City ông lớn Sông Đà Thăng Long hoang tàn
|
Sông Đà Thăng Long đã thu tiền của khách hàng theo nhiều mức khác nhau, thậm chí có nhiều khách hàng đã đóng 100% giá trị hợp đồng để hưởng phần tặng sàn thương mại, nhưng từ tháng 6/2011, khi dự án mới xong một số hạng mục ban đầu như cọc móng, xây thô được 2-5 tầng (trừ CT1-101, CT1-102, CT1-103 và CT1-105), đã ngừng thi công.
Năm 2014, Hải Phát Thủ đô cũng nhận chuyển nhượng tòa nhà 105 - CT2 của dự án Usilk City và tới nay, dự án cơ bản đã hoàn thiện, đủ điều kiện bàn giao cho các khách hàng. Các khối nhà còn lại của Usilk City vẫn im lìm, chủ đầu tư đang tìm kiếm đối tác để triển khai trở lại dự án.
Tương tự như Saigon One Tower, Habico Tower “bất động” tại vị trí vô cùng đắc địa tại Bắc Từ Liêm. Habico Tower là dự án xếp vào diện “siêu sang” của Hà Nội, được xây dựng trên khu đất hơn 4.490m2 tại số 288 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, với vốn đầu tư khoảng 220 triệu USD.
Theo thiết kế ban đầu, Habico Tower có hai tòa tháp với chiều cao 180m, với 4 tầng hầm và 36 tầng nổi. Dự án có chức năng là tòa nhà thương mại, dịch vụ, khách sạn, văn phòng và nhà ở cao cấp cho thuê.
Chung cư dát vàng bỏ hoang
|
Tại thời điểm chào bán năm 2011, mức giá từ 4.000 USD/m2 sàn chung cư của dự án này thực sự gây sốc cho giới bất động sản cả nước. Với mức giá này, căn hộ rẻ nhất của tòa tháp có giá 21 tỷ đồng và căn hộ đắt nhất lên tới 85 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vào tháng 5/2011, khi nhà thầu dự án tiến hành căng cáp dự ứng lực tại sàn tầng 9 khối căn hộ thì xảy ra sự cố bê tông sàn bị phá hủy dẫn đến việc ngừng thi công vô thời hạn.
Theo các chuyên gia đánh giá, những dự án trên vẫn chỉ là bề nổi, còn hàng loạt các dự án chưa kịp triển khai vẫn còn nằm đắp chiếu. Những người am hiểu thị trường dự báo, các dự án này sẽ còn bất động vô thời hạn nếu được giải cứu.
Duy Anh