USD/JPY tuần 30-2023 sau cú giảm sâu đã có đợt phục hồi mạnh với Hỗ trợ quan trọng tại 137.50 vượt ngưỡng tâm lý 140.00.
Về cơ bản, cấu trúc kỹ thuật cho thấy xu hướng trung hạn của USD/JPY là đợt tích luỹ trong tam giác cân rất lớn sau đợt tăng mạnh.
Trong tuần, để chuẩn bị cho các tin tức quan trọng từ FED, ECB, BOJ, chúng ta cùng phân tích kỹ hơn các vùng giá của USD/JPY để có kế hoạch và cùng chờ đợi:
Mô hình tam giác cân – Symmetrical Triangle
Mô hình tam giác cân – Symmetrical Triangle thể hiện rất rõ trên khung H4 biểu đồ kỹ thuật USD/JPY với cấu trúc đỉnh thấp dần và đáy cao dần:
Hai thời điểm tạo đỉnh trước đó tại phạm vi 152.00 và 145.00 là các thời điểm khi quan sát kỹ, chúng ta thấy xuất hiện những tin đồn và một phần sự thật với các lo ngại có sự can thiệp từ chính phủ Nhật Bản để hạn chế đà giảm đồng Yên Nhật so với đồng Đô la Mỹ.
Lần gần nhất Bộ Tài Chính Nhật phải can thiệp trực tiếp là vào tháng 12-2022 bằng cách bán ra đồng USD, mua vào đồng Yên Nhật khi đồng Yên Nhật mất giá sâu và nằm ở ngưỡng 152 Yên đổi 1 USD.
Tại vùng đỉnh tiếp theo 145.00, tin đồn về sự can thiệp của Bộ Tài Chính Nhật Bản trở lại. Tuy nhiên tin đồn này đã không trở thành sự thực khi BTC Nhật Bản không có sự can thiệp nào. Chính vì vậy đà giảm của cặp USD/JPY đã tạm dừng ở hỗ trợ 137.50.
Hai Vùng đáy được nhận dạng rõ ràng để hình thành hỗ trợ tam giác nằm ở vùng 127.50 và vùng 130.5. Sau đó đồng Yên Nhật tiếp tục mất giá khi lạm phát gia tăng trong khi BOJ tiếp tục duy trì chính sách lãi suất âm và Kiểm soát đường cong lợi tức. FED tăng lãi liên tục làm cho khoảng cách chính sách ngày càng được nới rộng kéo theo sự mất giá của đồng Yên mạnh mẽ hơn.
Với cấu trúc hiện tại từ biểu đồ kỹ thuật USD/JPY, Tôi cho rằng đợt tích luỹ sẽ có tiềm năng tiếp diễn khi thị trường tiếp tục có những kỳ vọng trái chiều với USD và JPY. Và điều này sẽ được thể hiện rõ sau khi kết thúc tuần giao dịch thứ 30:
Về phía BOJ: Các nhà đầu tư kỳ vọng BOJ sẽ bắt đầu có những thay đổi về chính sách bằng hành động cụ thể. Mà có lẽ thay đổi nhỏ đầu tiên sẽ đến từ chính sách kiểm soát đường cong lợi tức khi Lạm phát cốt lõi của Nhật Bản đã vượt Mỹ sau 15 năm.
Về phía FED: Các nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất sau đợt tăng lãi vào tháng 07.
Kỳ vọng trái chiều này cùng với hành động từ phía hai ngân hàng Trung Ương sẽ tiếp tục chi phối xu hướng của USD/JPY trong giai đoạn sắp tới.
Kháng cự quan trọng trên USD/JPY:
- 143.5 – 144.00: Kháng cự tiềm năng được tạo bởi đường Kháng cự của tam giác cân được duy trì trong trung hạn từ tháng 11-2022 tới hiện tại.
- 145.50 – 146.00: Kháng cự tại đình thứ hai thấp dần so với đỉnh gần nhất tại 152.00. Vùng này sẽ là kháng cự tâm lý khó chịu khi đồng thời xuất hiện Cụm Mô hình 2 đỉnh với đáy trung tâm nằm tại 137.50.
- Kháng cự 150.00: Kháng cự tâm lý và là khu vực đáy của đồng JPY trong nhiều thập kỷ.
Hỗ trợ quan trọng trên USD/JPY cần theo dõi:
- 139.50 – 140.00: Hỗ trợ tâm lý trước đây là kháng cự hiện tại chuyển thành hỗ trợ.
- 137.00 -137.50: Hỗ trợ xác lập ở thời điểm USD/JPY rebounce sau cú giảm 900 pips từ đỉnh thứ hai. Vùng giá này trước đó là kháng cự rất quan trọng nhưng đã chuyển vai trò và chức năng thành Hỗ trợ sau khi bị phá vỡ.
H1 sẽ tạo cờ tăng để tiếp tục tăng về kháng cự tam giác!?
Khung 1 giờ trên biểu đồ kỹ thuật USD/JPY đang có đợt phục hồi mạnh sau cú trượt 900pips trước đó. Điều quan trọng là tỷ giá USD/JPY đã vượt lên trên ngưỡng kháng cự thứ cấp trong phạm vi 140.50 rất rõ ràng và đang có dấu hiệu điều chỉnh về kiểm tra lại ngưỡng này trước khi tiếp tục đà phục hồi:
Trong trường hợp RSI oversold tại 140.50 có thể sẽ kích hoạt một đợt đánh lên nữa yêu thích với phe Bull. Trên khung 1 giờ, mức phá vỡ và tăng thêm 1.06% là rất đáng để xem xét, tạm coi đó là một xu hướng trong ngắn hạn để tìm kiếm cơ hội tiếp tục giao dịch lên theo xu hướng.
Bây giờ, Tôi sẽ dùng Fibonacci Retracement cho đợt phục hồi từ 137.50 để tìm kiếm vùng giá tương đối cho Mô hình cờ tăng dự kiến:
Như vậy, Fibo 38.2% nằm ở 140.28 sẽ là hỗ trợ tiềm năng để phe bull tìm kiếm cơ hội đánh lên theo đợt tăng hiện tại. Ngoài ra, nếu vùng giá này bị phá vỡ, phe Bull buộc sẽ phải ngồi ngoài chờ đợi vùng mua tiếp theo ở khu vực 2 đáy 137.50.
Phe Bear cùng sẽ tìm kiếm các tín hiệu phá vỡ 140.00 để bán về 137.50 hoặc sẽ phải ngồi ngoài cho tới khi USD/JPY tiếp cận kháng cự tam giác lần thứ 3 tại 142.52 đồng thời là Fibo 127.2% của đợt tăng hiện tại.
Giao dịch USD/JPY trong tuần thế nào!?
Với các phân tích phía trên và sự phức tạp của thị trường đặc biệt là vào thời điểm cuối tuần khi FED, ECB, BOJ đều đưa ra quyết định chính sách lãi suất và các điều chỉnh kỳ vọng kinh tế tiếp theo. Tôi sẽ xem xét vùng 140.00 – 140.28 như điểm xoay để giao dịch.
Phe Bull: Nếu xuất hiện tín hiệu reject giá bằng nến Hammer, Morning Star, Bullish Engulfing tại 140.00 – 140.28 sẽ tiếp tục đánh lên với mục tiêu 142.00, 143.52. Giao dịch này sẽ buộc phải cắt lỗ nếu giá giảm và đóng cửa dưới 139.48
Phe Bear: Nếu xuất hiện tín hiệu phá vỡ vùng 140.00 – 140.28 thì tham gia giao dịch đánh xuống với mục tiêu 138.50 và 137.50. Phe Bear sẽ buộc phải cắt lỗ nếu giá tăng trở lại ngưỡng 140.62
Với phe Bear khi tín hiệu phá vỡ 140.00 theo hướng giảm xuất hiện, nó cũng sẽ đồng thời xác nhận đỉnh thấp dần trên khung 4 giờ cho phép kỳ vọng giảm sâu hơn.
Việc ngăn cản tôi tìm cơ hội bán USD/JPY ở vùng giá này hiện tại chính là quyết định từ 3 ngân hàng trung ương chưa được công bố. Bởi cấu trúc giá và RSI khung 4 giờ cho tín hiệu phân kỳ âm cực kỳ nguy hiểm.
Tuy nhiên, trước cơn bão lớn, thị trường thường bình lặng. Và Tôi muốn chờ lũ tới sau đó cuốn theo dòng thay vì đoán mò và lao vào trước khi biết xu hướng cơn lũ chảy về đâu.