Viết bởi Kathy Lien, Giám đốc điều hành Phòng Chiến lược Ngoại hối - Công ty Quản lý tài sản BK.
Nhiều loại ngoại tệ chính đã tăng giá trong phiên giao dịch thứ 6 bao gồm cặp tỷ giá USD/JPY đã tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng. Căng thẳng địa chính trị đã làm đảo lộn thị trường ngoại hối hồi đầu tuần, tuy nhiên cuối tuần, Tổng thống Trump đã nhún nhường hơn với Trung Quốc và yêu cầu các nhà cố vấn xem xét khả năng tham gia lại Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dường (TPP). Họ đã trao đổi về việc họ đang gần đạt được thoả thuận NAFTA và không tấn công Syria. Do đó, cặp tỷ giá USD/JPY và nhiều loại ngoại tệ rủi ro khác đã có diễn biến khá tích cực. Cặp USD/JPY mặc dù hạ nhiệt từ mức giá cao vào cuối phiên New York, đà tăng vẫn có thể duy trì nếu báo cáo doanh số bán lẻ ngày thứ 2 hỗ trợ cho xu hướng. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài ít quan tâm đến việc mua USD. Chỉ số giá tiêu dùng giảm trongtháng 3 nhưng không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng. Tẳng trưởng CPI hàng năm đã tăng từ 2% lên 2,4%. Thu nhập theo tuần trung bình thực cũng tăng, hỗ trợ số liệu chi tiêu trong tuần tới. Doanh số bán lẻ là công bố quan trọng nhất của Mỹ và dựa vào mức tăng lương và giá gas, chúng tôi cũng kỳ vọng báo cáo chi tiêu cũng sẽ tăng. Doanh số bán lẻ tăng củng cố thêm cho biên bản họp FOMC. Trừ phi ông Trump tiếp tục câu chuyện thương mại hay Syria, nhà đầu tư mới chuyển hướng sang các dữ liệu. Về mặt kỹ thuật, miễn là cặp USD/JPY không giảm xuống dưới 106,50, chúng vẫn có thể tăng lên mức 108.
Dữ liệu giảm nhẹ và những ý kiến thận trọng từ Ngân hàng trung ương Châu Âu khiến đồng euro khó có thể giữ được mức tăng trong tuần qua. Tuy nhiên những mất mát đã bị hạn chế nhờ những nhận xét tích cực của ông Draghi và thành viên ECB ông Nowotory. Trong tuần tới, diễn biến đồng USD có thể tác động mạnh hơn lên cặp tỷ giá EUR/USD so với dữ liệu khu vực Châu Âu do khảo sát ZEW (chỉ số cảm tính kinh tế) của Đức về niềm tin nhà đầu tư là số liệu có ý nghĩa duy nhất ở khu vực này. Về mặt kỹ thuật, cặp EUR/USD đang dao động quanh ngưỡng SMA 50 ngày và có thể giảm về ngưỡng 1,22.
Đồng Bảng là một trong những đồng tiền tăng mạnh nhất trong tuần, tăng lên mức 1,43 vào ngày thứ 6, đánh dấu 6 phiên tăng liên tiếp của cặp GBP/USD. Dù cặp tỷ giá này có tiếp tục tăng hay giảm trong tuần tới, dữ liệu gần đây khá xấu nên nhà đầu tư sẽ tìm kiếm xem liệu có bất kỳ sự cải thiện nào về doanh số bán lẻ, lao động và lạm phát trong tuần tới hay không. Mọi người đều biết rằng các nhà chính sách Anh khá tích cực về việc Ngân hàng Anh sẽ là ngân hàng trung ương tiếp theo tăng lãi suất. Tuy nhiên, dữ liệu gần đây vẫn chưa hỗ trợ cho quan điểm này mặc dù đồng Bảng vẫn có khả năng tăng. Vì vậy, nếu báo cáo kinh tế tuần tới cải thiện, cùng với niềm lạc quan của ngân hàng trung ương, chúng ta có thể thấy diễn biến tốt hơn của đồng ngoại tệ này.
Sau khi bị bán tháo mạnh mẽ vào đầu tuần, cặp USD/CAD hồi phục do thoả thuận NAFTA chưa có kết quả trong cuộc họp thượng đỉnh ở Peru. Theo ông Trump, sự nhượng bộ của Mỹ đối với mảng ô tô trong khu vực khiến họ tiến gần hơn đến thoả thuận. Mê-hi-cô cho rằng thoả thuận sẽ được ký kết vào tháng 5 tuy nhiên dự thảo có thể diễn ra sớm hơn. Như vậy, tỷ giá USD/CAD đang bị bán nhưng vẫn có khả năng hồi phục, đặc biệt giữa ngưỡng 1,2650 và 1,2700. Đôla Canada sẽ được chú ý trong tuần tới vớicuộc họp của Ngân hàng Canada (BoC) trong kế hoạch. Không có sự thay đổi nào được mong đợi tuy nhiên có thể đưa ra một chút thông tin lạc quan. Trong lần cuối họ gặp nhau, báo cáo chính sách tiền tệ cho thấy BoC lo ngại về lương giảm và tăng trưởng tín dụng hộ gia đình. Từ lúc đó, giá dầu đạt mức cao nhất trong 3 năm, doanh số bán lẻ hồi phục và tăng trưởng việc làm tăng. Với thoả thuận NAFTA, BoC sẽ không phải lo lắng nhiều, thúc đẩy thêm lạc quan từ phía Ngân hàng trung ương.
Đôla Niu-Di lân giảm trong ngày thứ 6 trong khi đôla Úc tăng giá. Nhà đầu tư bỏ qua số liệu thương mại suy yếu của Trung Quốc, và tỏ ra thất vọng đối với những méo mó trong dịp năm mới. NZD đã chứng kiến lực chốt lời vào cuối tuần, và báo cáo sản xuất PMI giảm nhẹ trong khi AUD đã bứt phá do căng thẳng thương mại hạ nhiệt. Biên bản họp từ cuộc họp Ngân hàng dự trữ Úc (RBA) lần trước và số liệu việc làm dự kiến công bố trong tuần tới. Chúng tôi không kỳ vọng có tin tức tích cực từ phía RBA do họ vẫn đang khá trung lập trong cuộc họp lần trước, tuy nhiên dữ liệu lao động Úc có thể khá tích cực theo kết quả báo cáo PMI khu vực sản xuất và dịch vụ. Cặp tỷ giá AUD/USD và NZD/USD giảm dưới các ngưỡng quan trọng vào ngày thứ 6 và có thể có thêm lực chốt lời vào đầu tuần tới.