Viết bởi Kathy Lien, Giám đốc điều hành Phòng Chiến lược Ngoại hối - Công ty Quản lý tài sản BK.
Tuần đầu tiên của tháng 4 không mang lại những biến động lớn cho thị trường ngoại hối do USD không thay đổi so với hầu hết các loại tiền tệ chính khác. Nhìn vào tuần tới, yếu tố duy nhất đáng trông chờ là thương mại. Trong một vài ngày ngắn ngủi, Mỹ đã đề xuất áp thuế lên 50 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu Trung. Trung Quốc cũng trả lời bằng hình phạt tương tự với hàng của Mỹ, tuy nhiên luật thuế quan này chưa được áp dụng cho đến khi Mỹ hành động trước. Vào thời điểm đó, nhà đầu tư hi vọng cuộc chiến thương mại sẽ hạ nhiệt và không được áp dụng. Tuy nhiên, bất kỳ hi vọng nào về cuộc chiến thương mại đều biến mất do Tổng thống Trump cuối tuần vừa rồi yêu cầu các quan chức thương mại Mỹ xem xét áp thêm thuế đối với 100 tỷ USD giá trị hàng Trung Quốc. Nói cách khác, Tổng thống đã tăng gấp đôi căng thẳng chiến tranh thương mại bằng những đe doạ thuế quan mới. Trung Quốc ngay lập tức trả lời rằng họ sẽ “phản công” mạnh hơn nếu Mỹ tiếp tục quyết định thuế quan của họ. Trung Quốc muốn đàm phán nhưng họ đã ném quả bóng lại phía Mỹ. Câu hỏi duy nhất ở đây rằng liệu Tổng thống Trump có đang lừa gạt không. Trung Quốc có hoặc không đưa ra lời đe doạ tăng thêm các luật thuế trong tuần tới, điều gây áp lực thêm vào USD, tuy nhiên sẽ thực sự có vấn đề nếu những điều này thành hành động.
Tuy nhiên trông chờ USDvà cổ phiếu giảm từ đây sẽ không là một giao dịch dễ dàng vì ngay khi USD và cổ phiếu giảm do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, hai thị trường này nhanh chóng hồi phục nhờ thoả thuận NAFTA. Trước đến nay, tổng thống Trump luôn được biết là “nói nhiều hơn làm”, đã nhiều lần Tổng tống chỉ đưa ra đe doạ để kích động thị trường. Theo cố vấn kinh tế cao cấp, ông Larry Kudlow, cách tiếp cận vừa phải, ôn hoà và cân xứng là lý tưởng nhất. Tổng thống Trump “có thể” đưa ra danh sách các gợi ý cho Trung Quốc và họ đang hi vọng đàm phán trong vài tháng tới. Vì vậy các biện pháp trừng phạt vẫn chỉ là lời đe doạ và nếu việc này diễn ra càng lâu, khả năng phục hồi cặp tỷ giáUSD/JPY càng lớn. Mặc dù báo cáo bảng lương phi nông nghiệp khiến đồng bạc xanh giảm do tăng trưởng việc làm vẫn dưới mức kỳ vọng, tuy nhiên thu nhập theo giờ tăng giữ khả năng Fed tăng lãi suất giữ nguyên. Lạm phát và bản ghi nhớ FOMC sẽ là trọng tâm chính trong tuần tới và tôi nghĩ rằng họ không nên thay đổi kỳ vọng của nhà đầu tư về quyết định thắt chặt thị trường.
Không có câu hỏi nào rằng thoả thuận NAFTA sẽ có tác động lớn như thế nào lên Đôla Canada. Trong tuần trước, cả Tổng thống Trump và Thủ tướng Trudeau đều nói rằng đã có những tiến bộ đáng kể và người ta tin rằng thoả thuận sơ bộ sẽ được thông báo tại Hội nghị thượng đỉnh ở Peru vào Thứ 6, 13/4. Trong khi bầu cử Mê-hi-cô đang tới gần, nếu ông Trump mong muốn có một thoả thuận trong thời gian khi những thay đổi chính sách có ý nghĩa vẫn được thực hiện, thì sẽ phải “thật là nhanh”, nghĩa là chỉ “khoảng 2 tuần đến 30 ngày” – Cố vấn thương mại Nhà trắng ông Pêtr Navarro nhận định. Mặc dù thâm hụt thương mại của Canada tăng hơn dự kiến, tăng trưởng việc làm đã tăng mạnh trong tháng 3 với hơn 32,3K công việc được bổ sung, trong đó có 68,3K là công việc toàn thời gian. Trong tuần tới, không có báo cáo kinh tế chính nào về Canada được công bố vì vậy nếu thoả thuận NAFTA được công bố, điều này sẽ giúp tỷ giá USD/CAD lên mức 1,26.
Đôla Úc và Niu-Di lân đang giảm do đà tăng bị căng thẳng thương mại và lo ngại rủi ro hãm lại. Úc sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu Trung Quốc bị áp thuế, tuy nhiên nếu điều đó không xảy ra, những số liệu của Úc cải thiện sẽ hỗ trợ đồng tiền của nước này. Hoạt động sản xuất và dịch vụ tăng trong tháng 3, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư tháng thứ 2 liên tiếp và doanh số bán lẻ tăng 0,6%. Những cải thiện này sẽ hỗ trợ cho chỉ số niềm tin doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tuần tới. Nhìn vào biểu đồ, ngưỡng 0,7650 là ngưỡng hỗ trợ quan trọng với cặp tỷ giá AUD/USD trong vài tuần vừa qua, nhưng để thực sự ra khỏi rủi ro giảm, nó cần tiến lên trên ngưỡng 0,7775. Mặc dù thiếu dữ liệu, diễn biến Đôla Niu-Di lân vượt trội so với Đôla Úc. Nhà đầu tư hào hứng do giá sữa tăng. Số liệu duy nhất cho thị trường Niu-Di lân là chỉ số PMI doanh nghiệp. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá NZD/USD muốn tăng điểm như các đồng tiền khác, tuy nhiên diễn biến của nó vẫn phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.
Trong khi EUR/USD kết thúc tuần không thay đổi và tăng trở lại vào thứ 6, mỗi ngày nó lại thiết lập một mức thấp mới. Điều này quan trọng vì nó là dấu hiệu cho sự suy yếu của đồng tiền này giữa luông dữ liệu đáng thất vọng về sự thận trọng của ngân hàng trung ương. Các dữ liệu của Đức vềdoanh số bán lẻ, số lượng đơn hàng nhà máy and sản xuất công nghiệp đều giảm. Dữ liệu về khu vực Châu Âu khá trái chiều với tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đều cải thiện, trong khi chỉ số PMI và doanh số bán lẻ đều giảm. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục trong tuần tới với báo cáo sản xuất công nghiệp và cán cân thương mại có thể hạ thấp hơn. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá EUR/USD vẫn trong ngưỡng và nếu phá ngưỡng 1,2150 hoặc lên trên 1,2350 sẽ bắt đầu một xu hướng mới.
Đồng Bảng cải thiện một cách đáng ngạc nhiên trước các dữ liệu xấu. Cả 3 báo cáo PMI đều giảm trong tháng 3, cho thấy hoạt động khu vực sản xuất, dịch vụ và xây dựng đều chậm lại. Tuy nhiên tỷ giá GBP/USD không chỉ giữ ở ngưỡng 1,4 mà còn giao dịch ở mức cao nhất ngưỡng của nó vào ngày thứ 6. Lý giải duy nhất cho điều này là nhà đầu tư không nghĩ những báo cáo này sẽ ngăn Ngân hàng Anh (BoE) tăng lãi suất trong mùa hè này. Tuy nhiên, nếu tình hình không cải thiện trong tháng 4, khả năng tăng lãi suất sẽ giảm đáng kể. Trong thời gian chờ đợi, ý kiến của các quan chức BoE trong tuần tới sẽ làm lu mời dữ liệu cán cân thương mại và sản xuất công nghiệp. Về mặt kỹ thuật, triển vọng đối với tỷ giá GBP/USD là tích cực do cặp này đang tiến đến ngưỡng 1,42 và các ý kiến của BoE sẽ là chất xúc tác hoàn hảo cho một đà tăng giá.