Viết bởi Kathy Lien, Giám đốc điều hành Phòng Chiến lược Ngoại hối - Công ty Quản lý tài sản BK.
USD nhận được rất ít sự hỗ trợ từ phiên phục hồi thị trường chứng khoán Mỹ ngày thứ 2 vừa qua. Tuần trước đã kết thúc một đợt bán khác nhưng thay vì tiếp tục đi xuống thấp hơn, thị trường hồi phục do Trung Quốc đã kiềm chế đáp trả đối với luật thuế quan áp lên 100 tỷ USD của Mỹ. Tuy nhiên, chỉ số Dow chỉ tăng nhẹ trong ngày thứ 2 so với phiên bán ngày thứ 6 do Tổng thống Trump vẫn chia sẻ trên mạng Twitter về Trung Quốc và chính sách thương mại không công bằng của họ. Sự phục hồi có thể không kéo dài. Điều này giải thích vì sao USD khôgn được hưởng lợi từ đợt tăng ngày thứ 2, thay vào đó đã bị bán ra so với các đồng ngoại tệ khác ngoại trừ cặp USD/JPY có mức mức tăng khá khiêm tốn.
Mặc dù không có báo cáo kinh tế Mỹ nào được công bố vào thứ 2, tuần này cũng không phải là tuần dữ liệu của thị trường này. Thương mại đang là tâm điểm chính do nhà đầu tư đang trông chờ những tin tức mới nhất từ thoả thuận NAFTA và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ phát biểu vào tối thứ 2 tại Diễn đàn Boao tại Trung Quốc (phiên bản Davos). Báo chí nói rằng Trung Quốc đang xem xét hạ giá Nhân dân tệ nhưng câu hỏi thực sự ở đây là liệu Chủ tịch Trung Quốc sẽ giảm căng thẳng chiến tranh thương mại hay tiếp tục đáp trả mạnh mẽ nếu luật thuế quan của Mỹ có hiệu lực. Dựa vào những phản hồi trước đây của Trung Quốc, nhiều khả năng là vế sau. Điều này tốt đối với những nhà đầu tư rủi ro và đồng Yên sẽ vượt lên. Mặc khác, USD vẫn có thể bị ảnh hưởng do nhà đầu tư lo lắng về khả năng Tổng thống Trump vẫn tiếp tục gây chiến mạnh mẽ hơn.
Khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư được cải thiện cho thấy xu hướng khá tích cực đối với các loại tiền tệ khác. Điều này càng được củng cố trên nền USD suy yếu. Đôla Niu-Di lân tăng mạnh nhất, do cặp tỷ giá AUD/NZD đang bị bán ra khi giá giám xuống mức thấp nhất trong 1 năm. Úc khá là nhạy cảm với những rắc rối thương mại của Trung Quốc hơn Niu-Di lân do Niu-Di lân chủ yếu xuất khẩu sữa và thịt, đây là hàng tiêu dùng cần thiết hơn các mặt hàng xuất khẩu của Úc.
Triển vọng thoả thuận NAFTA và báo cáo triển vọng doanh nghiệp khá lạc quan của Ngân hàng Canada hỗ trợ đà tăng mạnh hơn của đồng Canada. Các doanh nghiệp đang gặp nhiều áp lực về công suất, lạm phát và tăng lương. Mặc dù 1,27 là ngưỡng hỗ trợ quan trọng cho cặp USD/CAD, thoả thuận sơ bộ NAFTA là điều cần thiết để để điều chỉnh giảm cho cặp tỷ giá này. Chính phủ Mê-hi-cô không nghĩ rằng sẽ có thoả thuận trong tuần này tuy nhiên nhà đầu tư cho rằng 80% khả năng sẽ có thoả thuận nào đó vào tháng 5. Trong khi đó, ngưỡng 0,7650 tiếp tục giữ vai trò hỗ trợ cho Đôla Úc, hồi phục nhờ hoạt động ngành xây dựng và mức độ cải thiện rủi ro của nhà đầu tư.
Dữ liệu thương mại thấp hơn dự kiến của Đức đã không ngăn cặp tỷ giá EUR/USD tăng ngày thứ 2 do Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Draghi cho biết ông thấy khu vực đồng euro mở rộng mạnh mẽ mặc dù những bất ổn chiến tranh thương mại vẫn tồn tại. Thành viên ECB ông Coeure cũng không thấy rằng tăng trưởng khu vực đang chậm lại mặc dù ông Praet, thành viên ban điều hành ECB nói rằng mức lương và lạm phát đang giảm nhẹ. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá EUR/USD cần vượt lên trên đường 50 ngày SMA ở mức 1,2350 trước khi có bất kỳ động lực tăng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên với tình hình USD đang giảm và khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư đang tăng dần, nhiều khả năng cặp tỷ giá EUR/USD sẽ đạt 1,24 so với mức giảm 1,22. Đồng Bảng cũng được giao dịch ở mức cao hơn sau khi giá nhà tăng hơn dự kiến cùng với đợt bán đồng USD. Không có báo cáo kinh tế quan trọng nào được công bố từ thị trường Châu Âu và Anh trong 24 giờ tới.