HPG hoàn thành 51% kế hoạch lợi nhuận, sắp khởi công nhà máy ray thép cao tốc
Mặc dù dữ liệu việc làm phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ tuần trước vượt kỳ vọng, đã giúp USD tăng nhẹ, nhưng mức tăng này vẫn chưa đủ mạnh để thay đổi xu hướng chung. Trong tuần này, USD có thể chịu áp lực suy yếu do các rủi ro liên quan đến thuế quan, nợ công và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ.
USD – Có thể suy yếu trong ngắn hạn
Một số lý do khiến USD có thể suy yếu:
-
Lo ngại chiến tranh thương mại: Ngày 9/7 là hạn chót để các nước đàm phán thuế quan với Mỹ. Nếu thị trường tin rằng các chính sách thương mại này sẽ gây thiệt hại cho kinh tế Mỹ, dòng tiền có thể dịch chuyển sang những đồng tiền trú ẩn khác như CHF (Franc Thụy Sĩ), JPY (Yên Nhật) hoặc EUR (Euro).
-
Rủi ro nợ công và lạm phát: Việc Mỹ thông qua đạo luật chi tiêu mới vào ngày 4/7/2025 làm dấy lên lo ngại nợ công tăng cao và áp lực lạm phát gia tăng.
-
Biên bản họp Fed (Fed Minutes, sẽ công bố 10/7): Đây sẽ là tâm điểm theo dõi của thị trường để tìm manh mối về định hướng lãi suất sắp tới. Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thể hiện quan điểm “ôn hòa” (dovish), tỏ ra thận trọng hoặc lo ngại về triển vọng kinh tế, thị trường có thể cho rằng lãi suất sẽ không tăng thêm – khiến USD kém hấp dẫn hơn so với các đồng tiền khác.
-
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp (Unemployment Claims, sẽ công bố 11/7): Dự kiến sẽ tăng, làm dấy lên lo ngại về sự suy yếu của thị trường lao động Mỹ. Điều này có thể buộc Fed phải duy trì lập trường mềm mỏng hơn, từ đó gây áp lực giảm lên USD.
-
Phân tích kỹ thuật: USD vẫn đang trong xu hướng giảm, thể hiện qua các đỉnh và đáy thấp dần. Giá vẫn chưa phá vỡ cấu trúc giảm hiện tại, do đó, USD có thể tiếp tục giảm về vùng hỗ trợ gần nhất quanh 95.230 – 94.680. Tuy nhiên, động lượng cho thấy lực bán đang yếu dần. Vì vậy, dù khả năng giảm tiếp vẫn còn, USD có thể đảo chiều tăng trở lại nếu các dữ liệu kinh tế chuyển sang tích cực.
Vàng: có thể hưởng lợi trong ngắn hạn
Mặc dù giá vàng giảm nhẹ sau khi dữ liệu NFP tuần trước tốt hơn kỳ vọng, nhưng USD suy yếu có thể giúp giá vàng phục hồi vì:
-
Vàng được định giá bằng USD, nên khi USD yếu, giá vàng thường tăng.
-
Căng thẳng thương mại cũng thường khiến nhà đầu tư tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
-
Phân tích kỹ thuật: Hiện tại, vàng vẫn đang giao dịch trong biên độ hẹp, với hỗ trợ tại 3117 và kháng cự tại 3450. Động lượng vẫn yếu, cho thấy phe mua chưa thực sự kiểm soát thị trường. Nếu giá vàng không thể vượt qua mức 3450 với khối lượng và động lượng đủ mạnh, xu hướng đi ngang này có thể sẽ tiếp tục.
Dầu - Có thể giảm hoặc không biến động nhiều
Nếu USD yếu, dầu có thể tăng. Tuy nhiên khi chiến tranh thương mại leo thang, dù USD yếu, dầu vẫn có thể giảm hoặc không tăng vì:
-
Chiến tranh thương mại → xuất nhập khẩu đình trệ → doanh nghiệp chậm sản xuất → nhu cầu dầu giảm. Điều này có thể triệt tiêu tác động tích cực từ việc USD yếu.
-
Khi căng thẳng chính trị hoặc thương mại vượt kiểm soát, dòng tiền chuyển sang vàng hoặc trái phiếu, không vào hàng hóa công nghiệp như dầu.
-
Xung đột tại Trung Đông đang có dấu hiệu chuyển sang giai đoạn đàm phán ngừng bắn. Nếu đạt được thỏa thuận, rủi ro gián đoạn nguồn cung qua Eo biển Hormuz sẽ giảm bớt, qua đó tạo áp lực khiến giá dầu hạ nhiệt.
-
Phân tích kỹ thuật: Dầu hiện vẫn đang trong xu hướng đi ngang, với vùng hỗ trợ quan trọng nằm tại 63.8 – 64.8. Động lượng đang khá yếu, và nếu giá phá vỡ xuống dưới vùng hỗ trợ này, dầu có thể tiếp tục giảm sâu trong ngắn hạn, hướng về mốc Fibonacci 0.768 quanh mức giá 58.9.
Chiến lược gợi ý
-
USD: Ưu tiên bán khi giá hồi về các vùng kháng cự quan trọng. Đặt stop loss chặt chẽ và theo dõi sát tin tức về thuế quan (9/7), biên bản họp Fed (10/7), và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp (11/7).
-
Vàng: Tìm cơ hội mua nếu giá giữ được trên vùng hỗ trợ mạnh và xuất hiện phân kỳ tăng trên RSI, với mục tiêu ngắn hạn tại các mức kháng cự gần.
-
Dầu: Nên đứng ngoài quan sát hoặc chỉ giao dịch scalp ngắn hạn, do xu hướng hiện chưa rõ ràng và giá dầu rất nhạy cảm với tin tức địa chính trị.
Lưu ý: Kịch bản ngược lại vẫn có thể xảy ra. Nếu biên bản họp Fed (Fed Minutes) mang tính diều hâu cho thấy Fed sẵn sàng duy trì lãi suất cao, hoặc nếu căng thẳng thương mại nhanh chóng được xoa dịu, USD có thể bật tăng trở lại, qua đó gây áp lực giảm lên giá vàng và dầu. Vì vậy, hãy luôn chuẩn bị tốt, quản lý rủi ro chặt, phản ứng linh hoạt trước biến động.