Tháng 9 là một tháng bận rộn trên thị trường ngoại hối khi diễn biến kinh tế và chính sách tiền tệ trái ngược nhau rõ ràng.
Tuần trước Ngân hàng dự trữ Úc và Ngân hàng Canada đưa ra quyết định lãi suất và trong tuần này thì đến lượt Ngân hàng trung ương Châu Âu và Ngân hàng Anh. Giống RBA và BoC, ECB và BoE dự kiến sẽ không thay đổi lãi suất. Tuy nhiên, USD tiếp tục tăng trong tuần trước nhờ báo cáo việc làm, nhà đầu tư sẽ suy nghĩ về các chính sách của họ với kế hoạch của Fed. Franc Thuỵ Sỹ là loại tiền tệ duy nhất có diễn biến vượt trội USD. Đôla Niu di lân có diễn biến kém nhất, tiếp theo sau là đồng loonie và đôla Úc. Trong thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng người mua USD sẽ tiếp tục kiểm soát do thị trường chứng khoán dự kiến sẽ giảm sâu hơn.
USD
Rà soát dữ liệu
- ISM sản xuất 61.3 so với dự kiến 57.6
- ISM việc làm 58.5 so với dự kiến 56.0
- Cán cân thanh toán -$50.1bn so với dự kiến -$50.3bn
- Thay đổi việc làm ADP 163k so với dự kiến 200k
- PMI dịch vụ 54.8 so với dự kiến 55.2
- PMI hợp nhất 54.7 so với trước đó 55
- Chỉ số ISM hợp nhất phi sản xuất 58.5 so với dự kiến 56.8
- Số đơn nhà máy -0.8% so với dự kiến -0.6%
- Số đơn nhà máy không bao gồm vận chuyển 0.2% so với trước đó 0.4%
- Tỷ lệ hàng hoá lâu bền -1.7% so với dự kiến -1.7%
- Tỷ lệ hàng hoá lâu bền không bao gồm vận chuyển 0.1% so với trước đó 0.2%
- Thay đổi trong Bảng lương phi nông nghiệps 201k so với dự kiến 190k
- Tỷ lệ thất nghiệp 3.9% so với dự kiến 3.8%
- Thu nhập theo giờ trung bình 0.4% so với dự kiến 0.2%
Xem trước dữ liệu
- Chỉ số PPI – Không có thay đổi trọng yếu trong giá gas nhưng USD khá mạnh nên giá có thể giảm
- Công bố Báo cáo Beige Book của Fed – Báo cáo Beige book dự kiến sẽ nhấn mạnh việc nền kinh tế cải thiện liên tục
- Chỉ số CPI – Cần phải xem chỉ số PPI như thế nào nhưng giá gas ổn định, lạm phát có thể tăng
- Doanh số bán lẻ – Khả năng có bất ngờ tăng nhờ tăng trưởng tiền lương mạnh. Báo cáo Redbook cho thấy chi tiêu tăng
- Báo cáo Đại học Michigan – Khả năng có bất ngờ tăng do thị trường chứng khoán và tăng trưởng tiền lương tốt
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 110.00
- Kháng cự 112.00
Có một số lý do khiến chúng tôi nghĩ tháng 9 là tháng thuận lợi đối với USD. Trước hết, Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất vào ngày 26/9. 96% thị trường cho rằng khả năng sẽ tăng 0,25% sau báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp mới nhất. Doanh số bán lẻ và báo cáo lạm phát trong tuần này cũng khả quan, củng cố khả năng Fed sẽ thắt chặt nền kinh tế và củng cố động lực tăng của đồng bạc xanh. Thị trường việc làm có hơn 200K việc làm mới trong tháng 8, tiền lương cũng tăng! Thu nhập theo giờ trung bình tăng 0,4% tháng trước, tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong gần 1 năm. Thị trường chứng khoán ở ngưỡng kỷ lục và thu nhập tăng, doanh số bán lẻ cũng tốt. Chúng tôi không cho rằng lạm phát sẽ thay đổi nhiều do giá gas và dầu đều giảm, nhưng giữa 2 loại dữ liệu này, doanh số bán lẻ quan trọng hơn. Ý kiến từ các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng khá táo báo khi các Chủ tịch Fed Mester, Rosengren và Kaplan đang trông chờ lãi suất về ngưỡng trung lập. USD cũng có thể được hưởng lợi từ căng thẳng chiến tranh thương mại. Trong 2 tuần ở vòng đàm phán mới nhất, Mỹ vẫn chưa đạt được thoả thuận với Canada và thị trường lo ngại rằng Tổng thống Trump sẽ chuyển mục tiêu sang Nhật Bản.
Trong khi USD có diễn biến vượt trội so với EUR, AUD và một số loại tiền tệ chính khác, căng thẳng thương mại có thể là vấn đề lớn đối với USD/JPY. Dòng tiền trú ẩn đã trở về sau khi Trump ngụ ý rằng Nhật có thể là mục tiêu đàm phán thươn gmaij tiếp theo. Ông nhấn mạnh việc thâm hụt thương mại qua cuộc phỏng vấn điện thoại với thời báo Wall Street và nói họ sẽ không quá vui “ngay khi tôi nói họ cần phải trả bao nhiêu”. Vào cuối tuần, ông cũng đe doạ áp thuế lên 267 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc. Việc này khiến thị trường chứng khoán và USD/JPY gặp khó khăn khi tăng giá. Mặc dù đồng yên bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nếu Trump thực sự áp thuế lên Trung Quốc hoặc Trung quốc-Nhật Bản quay lại với khó khăn của chính họ, cặp USD/JPY có thể sẽ giảm. Vào đầu tháng, chúng tôi cho rằng tháng 9 sẽ không thuận lợi với thị trường chứng khoán và cuộc chiến thương mại sẽ làm chúng tồi tệ hơn.
AUD, NZD, CAD
Rà soát dữ liệu
Úc
- RBA giữ nguyên lãi suất
- PMI sản xuất 56.7 so với trước đó 52
- doanh số bán lẻ 0.0% so với dự kiến 0.3%
- Cán cân vãng lai -$13.5b so với dự kiến $-11.0b
- PMI dịch vụ 52.2 so với trước đó 53.6
- GDP (theo quý) 0.9% so với dự kiến 0.7%
- Cán cân thương mại $1551m so với dự kiến $1450m
Niu di lân
- Chỉ số Điều kiện thương mại (theo quý) 0.6% so với dự kiến 1.0%
- Giá đấu thầu GDT giảm 0.7%
Canada
- Ngân hàng Canada giữ nguyên lãi suất
- Xuất khẩu hàng hoá -0.11b so với dự kiến -0.80b
- Tỷ lệ cấp phép xây dựng -0.1% so với dự kiến 1.0%
- Tỷ lệ thất nghiệp 6.0% so với dự kiến 5.9%
- Thay đổi ròng trong việc làm -51.6k so với dự kiến 5.0k
- Thay đổi việc làm toàn thời gian 40.4k so với dự kiến 35k
- Thay đổi việc làm bán thời gian -92k so với dự kiến -30k
- IVEY PMI 61.9 so với trước đó 61.8
Xem trước dữ liệu
Úc
- Báo cáo việc làm của Úc – Việc làm ngành dịch vụ yếu hơn được bù đắp nhờ việc làm ngành sản xuất tốt hơn.
- Số liệu doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp của Trung Quốc – Dữ liệu Trung Quốc khó dự báo nhưng có thể ảnh hưởng đến thị trường
New Zealand
- Chỉ số PMI sản xuất – Khả năng có bât ngờ giảm do giá sữa thấp
Canada
- No Data
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ AUD .7000 NZD .6500 CAD 1.3000
- Kháng cự AUD .7200 NZD .6600 CAD 1.3250
Câu hỏi lớn của thị trường là liệu các loại tiền tệ hàng hoá có tiếp tục giảm không, và chúng tôi cho rằng “Có”. Đôla Úc và Niu di lân đạt mức thấp nhất trong 2 năm và còn có thể giảm sâu hơn. RBA không quan tâm đến việc ngân hàng nội địa tăng lãi suất cho vay và duy trì quan điểm trung lập nhưng vẫn lạc quan. Tuy nhiên, AUD vẫn giảm mạnh khi Trump tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc. Tăng trưởng GDP quý 2 tốt hơn dự kiến không hỗ trợ AUD do nhà đầu tư vẫn quan ngại về việc tăng trưởng ở Trung Quốc chậm lại sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Úc. Chúng tôi đã thấy doanh số bán lẻ và hoạt động mảng dịch vụ chậm lại. Trong bối cảnh lãi suất cho vay tăng, sự suy yếu của tệ và căng thẳng thương mại toàn cầu, triển vọng của Úc khá u ám và cặp AUD/USD có thể giảm xuống dưới 70 cents. Báo cáo thị trường lao động tuần này cũng sẽ không hỗ trợ cho AUD. Đôla Niu di lân cũng giảm do giá sữa giảm, các điều khoản thương mại chưa rõ ràng và thị trường việc làm gây áp lực lên NZD. Dữ liệu ở Niu di lân đang trong xu hướng giảm và thể hiện rõ ràng hơn trong báo cáo PMI sản xuất. Chúng tôi tin rằng NZD/USD có thể giảm thêm 2-3% trước khi cặp này tìm được đáy.
Triển vọng của đôla Canada khó dự báo hơn do nó chỉ phụ thuộc vào giao dịch. Các yếu tố cơ bản như nền kinh tế Canada đang diễn biến khá tốt, tuy nhiên thị trường lao động không quá khả quan. Trong ngày thứ 6, Canada đã mất 51K việc làm trong tháng trước do tỉnh Ontario, tỉnh lớn nhất Canada đã giảm số lượng việc làm bán thời gian. Mặc dù số lượng việc làm toàn thời gian tăng là số liệu đáng khích lệ, kết hợp 2 yếu tố, nền kinh tế Canada vẫn không có nguy cơ quá nóng. Tuy nhiên, thị trường đang trông chờ Ngân hàng Canada tăng lãi suất trong năm nay và theo Phó thống đốc Wilkins, ngân hàng trung ương đang tranh luận về “cách tiếp cận dần dần” trong việc tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Điều này cho thấy ngân hàng trung ương tỏ ra khá táo bạo đối với việc này trước khi kết thúc năm. Tuy nhiên họ vẫn chưa muốn cam kết trước trước khi nhìn thấy các cuộc đàm phán thương mại có tiến triển. Nếu thoả thuận với Mỹ được ký kết trước cuộc họp tháng 10, chắc chắn họ sẽ tăng lãi suất. Không chỉ có cặp USD/CAD giảm mạnh, nhưng nó là khởi đầu của một giai đoạn giảm mới và có thể xuống ngưỡng 1,29. Nếu không có thoả thuận nào xảy ra, USD/CAD có thể giữ vững khi có quyết định lãi suất.
Euro
Rà soát dữ liệu
- PMI sản xuất của Đức 55.9 so với dự kiến 56.1
- PMI sản xuất khu vực Châu Âu 54.6 so với dự kiến 54.6
- PPI khu vực Châu Âu 0.4% so với dự kiến 0.3%
- PMI dịch vụ của Đức 55.0 so với dự kiến 55.2
- PMI hợp nhất của Đức 55.6 so với dự kiến 55.7
- PMI dịch vụ khu vực Châu Âu 54.4 so với dự kiến 54.4
- PMI hợp nhất khu vực Châu Âu 54.5 so với dự kiến 54.4
- Doanh số bán lẻ khu vực Châu Âu -0.2% so với dự kiến -0.25
- Đơn hàng nhà máy của Đức -0.9% so với dự kiến 1.8%
- PMI xây dựng của Đức 51.5 so với trước đó 50.0
- Cán cân thương mại của Đức 16.5b so với dự kiến 19.5b
- Cán cân vãng lai của Đức 15.3b so với dự kiến 20.0b
- Sản xuất công nghiệp của Đức -1.1% so với dự kiến 0.2%
- GDP khu vực Châu Âu 0.4% so với dự kiến 0.4%
Xem trước dữ liệu
- Quyết định lãi suất của ECB – Dự kiến không có thay đổi. Không có kế hoạch tăng lãi suất sớm
- Khảo sát ZEW của Đức – Khả năng có bất ngờ giảm do dữ liệu Đức gần đây yếu hơn. Căng thẳng thương mại có thể ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư
- Sản xuất công nghiệp khu vực Châu Âu – Khả năng có bất ngờ giảm do dữ liệu sản xuất công nghiệp của Đức yếu hơn, nhưng sản xuất công nghiệp của Pháp mạnh hơn
- CPI của Đức –Điều chỉnh khó dự báo nhưng bất kỳ thay đổi nào cũng ảnh hưởng đến thị trường
- Cán cân thương mại khu vực Châu Âu – Cán cân thương mại của Đức yếu hơn bù đắp cho dữ liệu của Pháp
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1.1500
- Kháng cự 1.1700
Có 2 cuộc gặp chính sách trong tuần giữa BoE và ECB, chúng tôi nghĩ cuộc họp của ECB sẽ định hướng thị trường tốt hơn. Cặp EUR/USD kết phiên tuần trước ở mức thấp nhất trong 2 tuần trước tâm lý tránh rủi ro do số liệu của Đức giảm. Lãi suất trái phiếu Ý giảm mỗi ngày trong tuần trước. Như vậy, không có nhiều lý do để ECB có thể thay đổi quan điểm trung lập của họ. Ngân hàng trung ương tuyên bố rõ ràng trong các cuộc họp gần đây là họ không có kế hoạch tăng lãi suất cho đến cuối năm sau và dữ liệu từ cuộc họp tháng 7 đưa ra kết quả trái chiều. Chủ tịch ECB Draghi hiện đang lo lắng về lạm phát thấp, quan điểm của ông rằng hiện nay là quá sớm để cho rằng lạm phát sẽ không thay đổi. Ông cũng sẽ chia sẻ quan điểm về tình hình thương mại trong cuộc họp báo tuần này. Với dữ liệu Mỹ khá cải thiện và Fed dự kiến tăng lãi suất vào cuối tháng này, các ý kiến trung lập của ECB có thể khiến EUR/USD giảm xuống ngưỡng 1,14.
Bảng Anh
Rà soát dữ liệu
- PMI sản xuất 52.8 so với dự kiến 53.9
- Doanh số BRC (theo năm) 0.2% so với trước đó 0.5%
- PMI xây dựng 52.9 so với dự kiến 54.9
- PMI dịch vụ 54.3 so với dự kiến 53.9
- Chỉ số PMI hợp nhất 54.1 so với dự kiến 54.1
Xem trước dữ liệu
- Ngân hàng Anh – Dự kiến không có thay đổi
- Cán cân thương mại, sản xuất công nghiệp, Chỉ số Sản xuất và GDP – Khả năng có bất ngờ giảm do chỉ số PMI sản xuất của Anh giảm
- Báo cáo lao động – Số liệu việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và xây dựng tốt nhưng sản xuất còn yếu kém
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1.2800
- Kháng cự 1.3050
Dữ liệu Anh và các cuộc đàm phán Brexit có thể có tác động lớn đến bảng Anh hơn quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh. Vừa tăng lãi suất trong tuần trước, BoE dự kiến sẽ không tiếp tục tăng trong cuộc họp lần này. Các cuộc đàm phán Brexit vẫn diễn ra tốt đẹp với Liên minh Châu Âu cho thấy họ sẵn sàng rút lui nhưng vẫn chưa có thoả thuận xảy ra. Lịch sử cho thấy nếu cứ diễn biến thế này, kết quả đàm phán cũng có thể xấu đi bất kỳ lúc nào. Vì vậy cho đến khi chính thức công bố thoả thuận, Ngân hàng Anh sẽ không tiếp tục tăng lãi suất. Mặc dù doanh số bán lẻ, lạm phát và thị trường lao động cải thiện, hoạt động ngành sản xuất-, dịch vụ- và xây dựng chậm lại trong tháng trước. Thị trường chưa phản ánh việc Ngân hàng Anh sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến giữa năm tới. Do đó, nhà đầu tư Bảng sẽ không kiên nhẫn như Ngân hàng Anh do chưa có nhiều tiến triển tích cực. Số liệu thương mại, sản xuất công nghiệp và thị trường lao động công bố trong tuần này và các báo cáo việc làm sẽ có tác động đáng kể đến Đồng bảng trước quyết định của BoE.