Bài viết này được dịch sang tiếng Việt từ bài viết nguyên bản bằng tiếng Anh
Khi Tổng thống Trump than phiền trong ngày thứ Hai rằng giá dầu đang tăng quá cao, dầu đã giảm hơn 3% vào giữa phiên.
Đây là một cú hích nhỏ đối với những gì thực sự là một khởi đầu mạnh mẽ của dầu trong năm 2019. Trên thực tế, theo tờ Wall Street Journal, giá dầu đang có “một khởi đầu tốt nhất từ trước đến nay”. Ả rập xê út phản hồi lại các dòng tweet của Trump, nói rằng, “chúng tôi không hề lo lắng về chuyện đấy". Khalid Al Falih, bộ trưởng dầu mỏ của Ả rập xê út, giải thích rằng 25 quốc gia bao gồm nhóm OPEC và không thuộc OPEC tham gia giảm sản xuất đều đang “cân nhắc cách tiếp cận rất bình tĩnh".
Thực tế, sản xuất của OPEC giảm nhẹ nhưng không phải do các nhà sản xuất. Điều đang diễn ra là một vài nhà sản xuất đã giảm quá mức dự kiến, trong khi số khác thì lại tăng mạnh. Về tổng thể, nếu so sánh các quốc gia với nhau thì việc "cân nhắc cách tiếp cận vấn đề một cách bình tĩnh" đó đang cho thấy mức sản xuất không đồng đều.
Trong tháng 1, OPEC giảm khoảng 797.000 thùng/ngày. Điều này ít hơn mục tiêu là 812.000 thùng/ngày. Hầu hết chỉ có Ả rập giảm sản xuất, họ đã giảm 350.000 thùng/ngày. Các nhà sản xuất OPEC khác đều vượt hạn ngạch. I-rắc tăng sản xuất 157.000 thùng/ngày, Nigeria tăng 107.000 thùng/ngày. Sản xuất của Venezuela, Iran và Libya thì lại giảm, tuy nhiên những thành viên này được miễn hạn ngạch.
Sản xuất từ các thành viên không thuộc OPEC cũng không đồng đều. Nga, nhà sản xuất dầu quan trọng và lớn nhất cho tới nay, cũng giảm sản lượng nhưng không nhiều như họ cam kết. Mặc dù tình hình sản xuất dầu của Nga tăng vào tháng 1, Bộ trưởng dầu mỏ Nga Alexander Novak nói rằng Nga đã giảm 47.000 thùng/ngày trong tháng 2, ít hơn so với cam kết hồi tháng 12/2018.
Trong khi đó, Kazakhstan, một trong những nhà sản xuất dầu chính trong các nước không thuộc OPEC, bỏ qua các cam kết cắt giảm sản xuất. Họ xác nhận sản lượng dầu đạt mức cao kỷ lục trong năm 2018. Mỏ sản xuất chính của họ, Kashagan đã sản xuất 380.000 thùng/ngày trong tháng 1/2019 và họ dự kiến vẫn giữ sản xuất ở mức này ít nhất trong nửa đầu năm 2019.
Ả rập xê út nói rằng họ dự kiến sẽ giảm sản xuất một lần nữa trong tháng 3 xuống 9,8 triệu thùng/ngày. Bên cạnh đó, họ cũng dự định giảm xuất khẩu sang Mỹ. Thông báo này khiến giá dầu tăng vào đầu tháng 2. Các ngân hàng như Merrill Lynch cũng dự báo giá dầu Brent trung bình sẽ đạt $70/thùng trong năm 2019.
Thoả thuận giảm sản xuất của OPEC và các nước không thuộc OPEC được thiết kế sao cho mỗi quốc gia sẽ cắt giảm một tỷ lệ tương đối nhỏ, nhưng nếu các nước cùng giảm thì số lượng giảm sẽ có ý nghĩa trên thị trường dầu mỏ. Thay vào đó, chúng ta lại đang chứng kiến việc một vài quốc gia sản xuất nhiều hoặc ít hơn so với hạn ngạch. Nếu thị trường đột ngột tăng/giảm 100.000 thùng/ngày, giá dầu cũng sẽ có thể tăng hoặc giảm mộ cách không ổn định.
Ví dụ, nếu Ả Rập Xê Út tăng sản lượng (do công suất dự phòng mới tăng), thị trường sẽ giảm. Nếu một sự việc ngoài ý muốn xảy ra ở một quốc gia (ví dụ: Niger Delta Avengers đã phá hoại một đường ống dẫn dầu) thì sẽ các quốc gia khác khó có thể bù đắp cho việc thiếu hụt lượng dầu đó, vì họ đã sản xuất quá mức trước đó. Tình hình hiện tại về cơ bản khiến Ả Rập gần như đơn độc trong việc tăng sản lượng. Thỏa thuận OPEC / Non-OPEC vì thế trở nên mất cân bằng.
Việc Tweet của Tổng thống Trump có lẽ chỉ là một phản ứng đối với việc giá xăng tăng ở Hoa Kỳ. Giá khí đốt của Mỹ tăng phần lớn do lệnh trừng phạt mới của đất nước đối với dầu của Venezuela và mùa bảo dưỡng nhà máy lọc dầu định kỳ. (Giá xăng thường tăng khi các nhà máy lọc dầu ngưng hoạt động để bảo trì và chuyển đổi để bắt đầu sản xuất xăng pha trộn vào mùa hè, một loại xăng đắt tiền hơn). Tuy nhiên, Tweet của Tổng thống Trump và phản ứng của Al Falih đã chứng minh rằng thoả thuận của các nước OPEC/không thuộc OPEC không thể giúp ổn định thị trường dầu.