- Thị trường chứng khoán vẫn tăng trong tuần mặc dù tình hình địa chính trị vẫn bất ổn
- Cổ phiếu năng lượng ảnh hưởng đến đà tăng của thị trường khi giao dịch đóng cửa
- Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 11 tuần khi báo cáo của OPEC và Nga rằng họ sẽ bù đắp việc thiếu hụt sản lượng dầu do Iran và Venezuela.
- Con đường tăng lãi suất có ý nghĩa khác nhau đối với những nhà đầu tư khác nhau tuy nhiên nhà đầu tư cổ phiếu vẫn quyết định hướng đến xu hướng tăng.
- Thị trường Mỹ đóng cửa do Hôm nay là ngày kỉ niệm
- Thị trường Anh đóng cửa do hôm nay là ngày nghỉ Spring Bank
Đà tăng yếu, thị trường vẫn nhiều mối lo
Chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ đều tăng so với tuần trước, mặc dù mức tăng tương đối khiêm tốn, lần lượt tăng 0,31%, 0,2% và 1,1%. Nhìn chung, đây vẫn là một tuần đầy tin tức địa chính trị, lãi suất và thông tin về năng lượng trên khắp các thị trường. Tất cả các chỉ số chính của Mỹ đóng cửa giảm trong phiên ngày thứ 6, chỉ có NASDAQ vẫn tăng 0,13%.
Liệu nhà đầu tư có cho rằng họ đã chốt lời đủ và tuần này sẽ tìm kiếm tài sản trú ẩn thân thiện và ổn định hơn không? Chúng tôi nghĩ là không
Các ngành luân phiên nhau dẫn dắt thị trường trước những bất ổn thị trường
Mặc dù chỉ số SPX tăng trong tuần, ngành dẫn dắt là một yếu tố quan trọng khiến nhà đầu tư không được ngon giấc: Dịch vụ tiện ích, một ngành phòng thủ tăng nhiều nhất, 1,28%; Năng lượng giảm 4,52% sau khi Bộ trưởng năng lượng của Nga Alexander Novak cho biết ông sẽ thảo luận với Ả rập xê út và các nước thuộc/không thuộc OPEC khác về việc “thu hồi dần dần sản lượng” vào cuộc họp tháng tới ở thành phố Viên, Áo. OPEC được cho là đang xem xét việc nâng sản lượng dầu khoảng 1 triệu thùng/ngày để bù đắp cho những việc thiếu hụt nguồn cung từ Iran và Venezuela.
Nguyên vật liệu là ngành có diễn biến xấu thứ 2, giảm 1,42% cho thấy tâm lý lo ngại về tác động của thuế với ngành công nghiệp. Ngành có mức giảm mạnh thứ 3 trong tuần vừa qua là Tài chính, giảm 0,36% từ khi Fed công bố biên bản ghi nhớ ngày thứ 4, lãi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm giảm dưới 3%. Trong khi đó, tình hình địa chính trị đột nhiên khiến lãi suất trái phiếu trở thành khoản đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư an toàn, khiến nhà đầu tư cổ phiếu hiện đang nắm giữ tài sản sinh lời cao hơn trở lại thực tế.
Chỉ số Russell 2000 không thay đổi trong tuần. Do chỉ số này chủ yếu gồm những công ty ít phụ thuộc vào xuất khẩu, do đó kể từ khi chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng, những công ty vốn hoá nhỏ này đã thu hút thêm nhu cầu đầu tư của những công ty vốn hoá lớn. Việc diễn biến của chỉ số Russell không quá hiệu quả trong tuần vừa qua cho thấy nhà đầu tư hiện đang ít quan tâm hơn đến diễn biến của chiến tranh thương mại.
Có lẽ họ nghĩ rằng những diễn biến bất ổn trên thị trường sẽ không dẫn đến một điều gì cụ thể. Có thể họ hiện đang tin rằng kể cả khi chiến tranh thương mại leo thang, nó cũng không có tác động lâu dài đến thị trường.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số S&P 500 và Dow đã vượt mô hình tích luỹ từ khi đạt đỉnh vào cuối tháng 1 (tháng 3 đối với chỉ số NASDAQ Composite). Chỉ số Russell 2000 cũng đã đạt mức kỷ lục mới tuần trước.
Tương tự, chỉ số NASDAQ Composite cũng cho thấy một cú bứt phá nhỏ trong ngày thứ 6 nhưng vẫn tiếp tục mô hình tích luỹ. Nếu cú bứt phá quyết liệt hơn, nó sẽ đưa ra tín hiệu chỉ số có thể vượt đỉnh hồi tháng 3.
4 nhân tố sẽ dẫn dắt thị trường
Tất nhiên tâm lý chúng tôi đã khá tiêu cực thời gian gần đây, nhưng chúng tôi cũng nhận ra đó là vì những yếu tố cơ bản và chỉ số kỹ thuật hiện tại. Và ít nhất nếu một trong những yếu tố này thay đổi, thị trường sẽ diễn biến tích cực hơn. Quan điểm của chúng tôi rằng cổ phiếu sẽ hồi phục từ mức giảm của tuần trước do 4 yếu tố như sau:
1. Mức độ biến động của các cuộc đàm phán thương mại cùng những tình huống khó khăn hai cường quốc lớn nhất thế giới trả đũa nhau khiến thị trường đi theo hướng không thể nhìn thấy trong suốt năm 2017.
2. Cuộc họp giữa Mỹ và Bắc Triều tiên bị huỷ khi bất ổn giữa lãnh đạo hai nước, Tổng thống Donald Trump và Kim Jong un bất ngờ xảy ra đã gây áp lực cho thị trường. Tuy nhiên, cuối tuần qua, một chuyến thăm bất ngờ đến Hàn Quốc của lãnh đạo Bắc Triều Tiên và vài tuyên bố tích cực của Tổng thống Trump đã dấy lên hi vọng rằng hội nghị ngày 12/6 giữa lãnh đạo hai nước sẽ vẫn xảy ra.
Chúng tôi tin rằng đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có liên quan đến tiến độ (hoặc ít hơn) với Bắc Trièu Tiên tại hội nghị ở Singapore. Là đối tác thương mại lớn nhất và duy nhất của Bắc Triều Tiên, Trung Quốc “nắm giữ tất cả quân bài” đối với thành công của quá trình tiêu huỷ hạt nhân. Lưu ý rằng khi mọi thứ bắt đầu sáng tỏ giữa Kim Jong Un và Trump, sẽ có cuộc thảo luận thương mại đồng thời giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này dường như là một vòng tròn để thúc đẩy lẫn nhau: trong khi Trung Quốc đang tận dụng ảnh hưởng của họ đến Kim Jong Un để thúc đẩy chính sách thương mại theo ý của họ, Mỹ cũng sử dụng Trung Quốc nhằm làm dịu ông Kim quay trở lại bàn đàm phán.
3. Biên bản ghi nhớ FOMC được công bố tuần trước cho thấy trong khi việc tăng lãi suất vẫn chưa quyết định, Fed đưa ra tín hiệu rằng họ sẽ “không vội vàng tăng lãi suất”. Điều này đã lập tức xoá bỏ về những tin đồn về việc tăng lãi suất lần thứ 4 trong năm nay.
4. Giá dầu khiến thị trường chứng khoán giảm sâu vào những ngày cuối tuần khi triển vọng việc cắt giảm sản lượng ngày càng mờ nhạt. Nhà đầu tư nhận ra rằng giá dầu tăng giá gần đây chủ yếu do tâm lý nhà đầu tư đánh cược vào việc sản lượng sẽ giảm, điều mà họ có thể đã nhầm. Do đó, khi thị trường đóng cửa, họ đã cân bằng lại giá cả các loại hàng hoá. Yếu tố này là nguyên nhân chính chủ yếu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán hôm thứ 6, và cũng giảm bớt về kết quả lạc quan hơn hàng tuần.
Lời kết: bất kể yếu tố địa chính trị có thay đổi như thế nào, nhà đầu tư vẫn bỏ qua những diễn biến này như cách họ vẫn làm kể từ cuộc bầu cử Brexit hồi giữa năm 2016. Ngay cả khi kết quả của cuộc bầu cử bất ngờ, thị trường cũng không sụp đổ vì mọi người đã dự đoán trước được việc đó. Về mặt kỹ thuật, các giai đoạn tích luỹ đã bị phá vỡ theo xu hướng tăng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư nhìn chung đã chuyển từ do dự sang quyết định cho phiên tăng tiếp theo của thị trường.
Tin tiếp theo
Tất cả thời gian đều theo EDT
Thứ 2
Thứ 3
19:30: Nhật Bản – Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 4): dự báo ổn định ở mức 2,5%.
10:00: Mỹ – Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (tháng 5): mức trước đó là 128,7.
Mặc dù lãi suất trái phiếu 10 năm vẫn đang trong xu hướng tăng kể từ tháng 9/2017, nó đã đưa ra cảnh báo khi giá xuyên thủng ngưỡng thấp của tháng 5, sau khi rơi xuống dưới ngưỡng tâm lý 3,00%.
Điều thú vị là, mặc dù cổ phiếu ngành tài chính bị ảnh hưởng của biên bản họp của Fed, USD tăng 2 trong 3 phiên giao dịch kể từ khi biên bản được công bố, tăng 0,7%. Đây có lẽ là tâm lý kỳ vọng khác nhau giữa nhà đầu tư cổ phiếu và nhà đầu tư ngoại hối.
Có lẽ nhà đầu tư cổ phiếu kỳ vọng Fed sẽ quyết liệt hơn về khả năng tăng lãi suất lần thứ 4 trong năm nay, tuy nhiên nhà đầu tư ngoại hối thậm chí còn không đếm được 3 lần tăng? Sau khi Fed xác nhận sẽ không vội tăng lãi suất, có thể hiểu năm nay sẽ chỉ có 3 lần tăng, nhà đầu tư tiếp tục mua vào USD, cho thấy việc tăng lãi suất vẫn chưa ảnh hưởng đến giá.
Thứ 4
1:00: Nhật – Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (tháng 4): dự kiến tăng từ 43,6 lên 43,8.
3:55: Đức – Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 5): forecast to stay at 5.3%.
5:00: Khu vực Châu Âu – Chỉ số niềm tin doanh nghiệp (tháng 5): dự kiến giảm từ 1,3 xuống 1,2.
8:00: Đức – Lạm phát (tháng 5, sơ bộ): dự kiến tăng từ 1,5% lên 1,6% theo năm.
8:15: Mỹ – báo cáo việc làm ADP (tháng 5): dự kiến có thêm 190K việc làm mới, giảm từ 204K trong tháng trước.
8:30: Mỹ – GDP (Q1, ước tính lần 2): tăng trưởng theo quý tự kiến giảm từ 2,9% xuống 2,4%.
Giá vàng bị ảnh hưởng nặng nề do USD mạnh lên. Một động thái quay trở lại để kiểm nghiệm mô hình đỉnh đôi hoàn chỉnh, vượt dưới đường 200 DMA và đường kháng cự trung bình động.
10:00: Canada – Quyết định của BoC: dự kiến không thay đổi chính sách, lãi suất ổn định ở mức 1,25%.
21:00: Trung Quốc – Chỉ số PMI khu vực sản xuất và khu vực phi sản xuất PMIs (May): dự kiến giảm từ 51,4 xuống 51,3 đối với khu vực sản xuất và giảm từ 54,8 xuống 54,7 đối với khu vực phi sản xuất.
Thứ 5
5:00: khu vực Châu Âu – tỷ lệ thất nghiệp (tháng 4), lạm phát (tháng 5, sơ bộ): tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 8,5%, trong khi lạm phát từ từ 1,2% theo năm lên 1,6%, về số liệu gốc, lãi suất tăng từ 0,7% lên 0,9% theo năm, và lạm phát chính tăng từ 1,2% lên 1,6%.
8:30: Canada – GDP (Q1): GDP giảm từ 0,4% xuống 0,2% theo quý, và tăng từ 1,7% lên 2% theo năm.
8:30: Mỹ – Chi tiêu cá nhân (tháng 4), đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu (kết thúc tuần 26/5): chi tiêu dự kiến tăng 0,3% từ mức 0,4% theo tháng trong tháng 3. Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm từ 234K xuống 227K.
9:45: Mỹ – Chỉ số PMI Chicago (tháng 5): dự kiến tăng từ 57,6 lên 58.
10:00: Mỹ – Doanh số nhà chờ (tháng 4): dự kiến tăng 0,4% theo tháng tuy nhiên giảm 2,1% theo năm.
11:00: Mỹ – EIA Dự trữ dầu thô (kết thúc tuần 25/5): dự trữ dầu thô dự kiến tăng 920.000 thùng, từ mức tăng 5,7 triệu thùng trong tuần trước.
Giá dầu bị ảnh hưởng do báo cáo của OPEC và Nga rằng họ sẽ bù đắp việc nguồn cung thiếu hụt do Iran và tình hình kinh tế của Venezuela. USD mạnh lên cũng ảnh hưởng đến giá của hàng hoá.
Về mặt kxy thuật, giá dầu giảm $3,20, tương đương 4,5%, mức giảm mạnh nhất trong 11% và nó dừng trên một tam giác giảm. Vì dầu đã không đạt mức mục tiêu là $75, mà giảm hơn $2. Đây có lẽ là một động thái kiểm nghiệm lại mô hình. Do đó, đây có thể là một cơ hội mua vào, với tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận đặc biệt hấp dẫn.
21:45: Trung Quốc – chỉ số PMI sản xuất Caixin (tháng 5): dự kiến giảm từ 51,1 xuống 50,9.
Thứ 6
4:30: Anh – Chỉ số PMI sản xuất (tháng 5): dự kiến tăng từ 53,9 lên 54,8.
8:30: Mỹ – Bảng lương phi nông nghiệp (tháng 5): bảng lương phi nông nghiệp tăng từ 164K lên 185K, và tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 3,9%. Thu nhập theo giờ trung bình dự kiến tăng 0,1%. expected to rise 0.1%.
10:00: Mỹ – Chỉ số PMI khu vực sản xuất ISM (tháng 5): dự kiến tăng từ 57,3 lên 57,7.