Thị trường đang đợi ngày 3/11 cho một thời đại mới khi giá dầu lên cao dưới quyền Tổng thống Trump khi ông cố gắng xoá sạch dầu Iran ra khỏi thị trường. Thời đại đó có thể đến sớm hơn mọi người nghĩ, các công ty nghiên cứu và ngân hàng đầu tư nhận xét.
Việc nguồn cung bị thiếu hụt do khủng hoảng dầu Iran buộc các nhà máy lọc dầu phải chuyển từ loại lưu huỳnh rẻ tiền “ít chua” hoặc loại nặng sang loại dầu nhẹ “ngọt” hơn và đắt đỏ hơn. “Đây là thời điểm để giá dầu ngọt tăng và giá dầu chua hạ nhiệt”, công ty nghiên cứu Energy Aspects, trụ sở tại Luân đôn cho biết. Giá dầu Brent vẫn ở mức cao trong 3,5 năm, trên ngưỡng $80/thùng như hồi tháng 5.
Khó để giữ giá giảm trong thời gian dài
Trump muốn trừng phạt Iran nhưng đồng thời ngăn việc giá dầu Mỹ tăng. Ông hi vọng làm được điều đó khi bán dầu từ Cục dự trữ Dầu khí chiến lược Mỹ. (SPR)
Nhưng các nhà nghiên cứu tại Energy Aspects cho biết ngay cả với việc bán từ SPR, hay khi ông chia sẻ ý định việc bán dầu dự trữ, “rất khó để giữ giá giám trong thời gian dài”.
“Thị trường hiện tại đang trở nên chặt chẽ nhất trong nhiều năm”.
Giá dầu ngọt hay nhẹ chứa ít hơn 0,5% lưu huỳnh và là nguồn nhiên liệu lý tưởng để sản xuất xăng, dầu hỏi và dầu diesel cao cấp. Giá dầu Mỹ WTI là một trong những loại dầu thô nhẹ nhất trên thế giới với hàm lượng lưu huỳnh 0,24%. Dầu Brent là dầu ngọt loại trung với lượng lưu huỳnh 0,37%.
Dầu thô chua hoặc nặng như loại Maya của Mexico có hàm lượng lưu huỳnh lên đến 3,5%. Loại dầu thô đó có nhiều tạp chất phải loại bỏ trước khi dùng để sản xuất các sản phẩm dầu mỏ khác, làm tăng chi phí lọc. Để kinh tế hơn, các nhà máy lọc dầu đôi khi biến chúng thành dầu diesel cấp thấp và dầu nhiên liệu mà không cần chế biến nhiều để phục vụ thị trường đại chúng.
Iran chủ yếu sản xuất dầu thô hạng trung và nặng, chua.
Ấn Độ và Trung Quốc cắt giảm mua dầu từ Iran
Chuyên gia tại Energy Aspects nói rằng xuất khẩu dầu thô tại Iran sẽ giảm nhanh và có thể rớt xuống dưới 1,0 triệu thùng/ngày vào tháng 11 khi Ấn Độ và Trung Quốc cắt giảm mua dầu từ Iran nhiều hơn dự kiến. Trước đó, trong tháng 5, vận chuyển dầu tại Iran đạt mức đỉnh 2,4 triệu thùng - quốc gia xuất khẩu lớn thứ 6 trên thế giới.
“Nguyên nhân chính theo chúng tôi vẫn là sản lượng sụt giảm tới 50% trong nhập khẩu dầu của Ấn Độ nhưng trừ khi Chính quyền Trump dỡ bỏ lệnh trừng phạt sớm còn không nhà lọc dầu Ấn Độ sẽ không nâng sản lượng dầu thô từ Iran trong tháng 10 và tháng 11.” theo chuyên gia tại Energy Aspects trích dẫn số liệu từ Bharat Petroleum Corp Ltd (NS:BPCL) của Ấn Độ. Từ tháng 4 đến tháng 8, Ấn Độ đã nhập khẩu 658.000 thùng dầu/ngày từ Iran.
Trung Quốc giữa chiến tranh thương mại với Mỹ cũng giảm sản lượng nhập dầu Iran xuống 600.000 thùng dầu/ngày trong tháng 8 từ 710.000 thùng dầu/ngày trong giai đoạn tháng 2 - tháng 6. Tuy nhiên, theo chuyên gia của Energy Aspects “con số này có thể sẽ còn xuống thấp nữa trong tháng 10 và tháng 11.”
Mua dầu thô không theo lượng thông thường của họ
Trung Quốc cũng đang tìm nguồn cung ứng dầu thô từ nguồn khác để thay thế. Nhưng Ả rập xê út và một số thành viên khác của OPEC vẫn chưa tăng sản xuất đối với loại dầu thô này để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ Iran.
“Điều này có nghĩa các nhà máy lọc dầu sẽ phải mua bất kỳ loại dầu thô nào có trên thị trường. Những người thương nhân dầu thô cho biết một số bên lọc dầu đã phải mua số lượng lớn hơn mức thông thường của họ”.
Goldman Sachs cho biết việc gián đoạn nguồn cung dầu Iran và Venezuela là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến giá dầu Brent, khiến giá tăng lên trên ngưỡng $80/thùng. Trong báo cáo tuần trước, các chuyên gia tại phòng nghiên cứu năng lượng của Golman cho biết:
“Chúng tôi cho rằng lượng dầu tồn kho sẽ thấp hơn mức trung bình 5 năm trong năm 2019, với giả định tăng trưởng nhu cầu tăng nhẹ nhưng việc bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến giá mạnh hơn”.
Bank of America Merrill Lynch cho biết ngay cả khi nhu cầu dầu của các thị trường mới nổi giảm 100.000 thùng/ngày xuống chỉ còn 300.000 thùng/ngày, nguồn cung dầu thô chua thắt chặt sẽ là mối quan tâm lớn hơn.
Việc Venezuela bị gián đoạn sản xuất thô khiến thị trường giảm 800.000 thùng dầu/ngày trong vòng 18 tháng qua. Gần đây, lượng xuất khẩu dầu thô Iran dường như cũng đã giảm 580.000 thùng/ngày trong ba tháng qua. Thêm vào đó, nguồn cung đá phiến của Mỹ không thể tăng nhanh trong những tháng tới do thiếu năng lưc về đường ống”, các nhà phân tích tại Bofa-Merrill Lynch cho biết trong báo cáo ra ngày thứ 2 vừa qua.