Thứ 6 tuần trước, USD sụt giảm đột ngột là tiền thân cho việc USD giảm giá sâu hơn nữa, theo đó, những hợp đồng tương lai về năng lượng, kim loại và nông nghiệp có thể tăng giá trong tuần này, đưa những yếu tố phi tiền tệ tiến đến các mốc cản lớn hơn.
Với hầu hết tất cả các mặt hàng chính trên toàn cầu đều được định giá bằng dollar, đồng tiền này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến định hướng thị trường ví dụ như là đồng dollar mạnh sẽ dẫn đến nhu cầu yếu hơn cho nguyên vật liệu thô và ngược lại. Khi những tài nguyên thiên nhiên được định giá bởi các nhà sản xuất, nhu cầu của người tiêu dùng và nhà đầu tư so với nguồn cung, thì việc đồng dollar mạnh lên hoặc yếu đi tương đối so với euro và yen thường làm bức tranh này bị biến dạng. Và theo như chuyên gia của Citigroup, cuộc chiến thương mại leo thang Mỹ - Trung và Châu Âu đang tạo ra những biến đổi bất thường cho giá hàng hóa, khiến những thứ như đồng ở dưới mức giá trị.
Sau khi đạt đỉnh trong vòng 1 năm trở lại vào thứ Năm, chỉ số dollar được đo lường bằng tổng hợp 6 đồng tiền chính kết thúc tuần bằng phiên giảm điểm trong ngày nhiều nhất kể từ 29/06/2018. Ngược lại, hợp đồng tương lai các loại hàng hóa như dầu thô, đồng, vàng và ngô tăng từ 1% đến 2% mỗi loại. Dù như vậy, hầu hết các mặt hàng đều kết thúc tuần ở mức giảm sau một phiên tụt sâu được ghi nhận vào đầu tuần.
Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Donald Trump nói với CNBC rằng ông không hề lo ngại với việc FED tăng lãi suất và gây ảnh hưởng đến xuất khẩu Mỹ khi đồng dollar mạnh hơn. Trong bài phỏng vấn, ông cũng đưa ra đe dọa về việc sẽ áp thuế lên tất cả 505 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ khi mà trước đó giá trị hàng hóa được cho là sẽ áp thuế mới chỉ dừng ở mức hơn 200 tỷ USD. Sau đó, trên tweet của mình, ông cũng đưa ra các cáo buộc về việc Trung Quốc và Liên minh Châu Âu đã thao túng đồng tiền của mình cũng như là lãi suất để làm suy yếu nước Mỹ.
Tổng thống Trump là vị tổng thống đầu tiên trong ¼ thế kỷ vừa rồi chỉ trích FED với chính sách tiền tệ của họ. Với việc lên án Bắc Kinh thao túng giá tiền tệ, Trump cũng theo bước trước đó của nguyên tổng thống Obama. Và phản ứng từ phía Trung Quốc trong lịch sử trước những cáo buộc như vậy, cho thấy ông không phải là người cuối cùng của nhà trắng làm điều này.
Nếu vậy, vì sao nhà giao dịch ngoại hối lại nghi ngại với dollar?
USD điều chỉnh trong dài hạn
Một số chuyên gia phân tích tiền tệ trong dài hạn cho biết USD giảm một phần do đợt điều chỉnh dài hạn sau đà tăng trong 3 tháng, và các ý kiến của Trump chỉ đơn giản đưa cho người mua sự bảo vệ.
Xu hướng giảm có thể tiếp tục trong tuần này.
“USD có thể giảm do áp lực chốt lời”, Faward Razaqzada, nhà phân tích ngoại hối của công ty tỷ giá.com có trụ sở tại Luân Đôn cho biết. “Việc Fed tỏ ra táo bạo và khả năng tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm nay có thể đã được đưa vào giá”.
Razaqzada cho biết trên biểu đồ kỹ thuật, chỉ số USD và cặp USD/JPY cho thấy mô hình nến giảm với ngưỡng kháng cự lần lượt ở mức 95,50 và 113,00 trên cơ sở ngày và trừ khi chúng thay đổi, “những mô hình này đưa ra các đợt giảm trong ngắn hạn”.
Các chỉ báo Fibonacci hằng ngày của Investing.com có quan điểm “trung lập” đối với chỉ số USD và tín hiệu “bán” đối với cặp USD/JPY. Đối với chỉ số USD, các điểm Pivot xuất hiện ở mức 95,02 và ngưỡng kháng cự đầu tiên ở mức 95,31 mức thứ 2 là 95,50, và mức thứ 3 ở 95,79. Đối với USD/JPY, điểm pivot ở ngưỡng 111,81 và kháng cự từ mức 112,28 lên 112,58 và lên 113,05.
Ngay cả khi không có phiên giảm nào, USD có thể đã có một tuần đầy sự kiện với chỉ số PMI sản xuất của Đức và Châu Âu công bố, Hội nghị thông tin Ngân hàng trung ương Châu Âu và doanh số bán nhà và dữ liệu về hàng hoá lâu bền của Mỹ. Con số quan trọng nhất – chỉ số GDP quý 2 của Mỹ sẽ vẫn chưa công bố cho đến thứ 6 tuần này, khiến đây là khoảng thời gian đặc biệt nhạy cảm khi nắm giữ USD.
Vàng sẽ đại diện cho bên bán USD
Đối với hàng hoá, Razaqzada đặc biệt quan tâm đến vàng và bạc, các chỉ báo dự kiến cho những nhà đầu tư tiêu cực đối với USD.
Trong khi chỉ báo kỹ thuật hàng ngày đối với vàng Mỹ của investing.com đưa ra tín hiệu “bán mạnh”, đường hỗ trợ không xa ở mức 1230,94 USD/ounce – thấp hơn 1 USD dưới mức đóng cửa ngày thứ 6 ở mức 1231,90 USD. Đối với bạc, ngưỡng hỗ trợ đầu tiên ở mức 15,508 USD.ounce tuần trước với giá kết phiên là 15,517 USD.
“Khi bên bán chốt lời, giá giảm mạnh, những người mua tìm kiếm lợi nhuận có thể thấy mức giá này đối với vàng khá hấp dẫn”, Razaqzada cho biết.
Không phải ai cũng tự tin về vàng. Ngân hàng đầu tư trụ sở tại Paris BNP Paribas tuần trước giảm dự báo năm 2019 của vàng xuống 1100 USD/ounce, thấp hơn mức 1250 USD hồi đầu năm.
Phillip Streible, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp môi giới Chicago, Hợp đồng tương lai RJO nói rằng ông khá thích ý tưởng mua vàng tương lai Mỹ tháng 10 ở mức 1250 USD. Ông không chắc khi nào giá kim loại này sẽ hồi phục. “Các ý kiến của Trump sẽ không ngăn được Fed tăng lãi suất”, ông nói thêm.
Nguồn cung ảnh hưởng giá dầu; thị trường hàng hoá nông nghiệp khởi sắc
Về giá dầu, quan ngại về nguồn cung toàn cầu gia tăng có thể đối mặt với tâm lý tích cực từ bất kỳ sự suy yếu nào của USD.
Những số liệu mới nhất từ OPEC cho thấy sản lượng của Ả rập trong tháng 6 đã tăng lên mức chưa từng thấy kể từ năm 2016. Tại Mỹ, sản lượng dầu đạt 11 triệu thùng/ngày lần đầu tiên trong tuần trước khi quốc gia này thêm gần 1 triệu thùng/ngày vào sản lượng kể từ tháng 11 nhờ sản lượng khoan dầu đá phiên tăng nhanh chóng.
Hợp đồng dầu WTI Mỹ và giá dầu Brent của Anh giảm tuần thứ 3 liên tiếp mặc dù USD tăng nhẹ từ mức giảm hôm thứ 6.
Thị trường nông nghiệp có thể có diễn biến tốt hơn nhờ USD giảm giá, theo Boynton Beach, Công ty tư vấn tài chính Hackett Financial Advisors trụ sở tại Florida nhận xét.
“Chúng tôi cho rằng trong tháng 8, đỉnh của USD sẽ hoàn thiện và giá sẽ nhanh chóng giảm, khiến thị trường hàng hoá khá tích cực”, Shawn Hackett, nhà sáng lập và chuyên gia phân tích hàng đầu của công ty cho biết. “Điều này được hỗ trợ thêm bởi tín hiệu mua của dòng tiền thông minh trong các thuật toán tiền tệ hàng hoá quan trọng”.
Lựa chọn ưa thích của Hackett đối với một số loại hàng hoá trong tương lai gần là lúa mì, cà phê, đường và thịt nạc heo.