Cuộc đối đầu tại Venezuela giữa Nicolas Maduro và Juan Guaido trở nên mạnh mẽ hơn trong tuần này. Vào thứ Ba đã có vài cuộc đụng độ nhỏ và dường như phía quân đội đang chuyển sang theo phe của Guaido. Dù vậy, Maduro vẫn đang là người nắm quyền.
Giá dầu tăng với thông tin vào thứ Ba cho rằng khả năng về một cuộc đảo chính đang lan rộng, dù rằng không có bằng chứng nào cho thấy hoạt động quân sự hay biểu tình ảnh hưởng đến khu vực sản xuất dầu. Theo Argus, hoạt động tại các giếng dầu chính ở Venezuela vẫn diễn ra bình thường.
Những người ủng hộ Guaido không cố gắng giành quyền kiểm soát các giếng dầu hay cơ sở vật chất tại đó, nhưng đó có thể là chiến lược dự phòng cho phe Guaido nếu họ không đạt được tiến triển gì tại Caracas. Trên thực tế, quan chức PdVSA tin rằng đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi hoạt động sản xuất dầu chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột này.
Họ đang tranh luận xem Venezuela sản xuất bao nhiêu dầu trong thời gian gần đây. Theo thông tin OPEC, họ chỉ sản xuất 732.000 thùng/ngày trong tháng 3. Tuy nhiên, 1 số công ty theo dõi độc lập lại cho rằng con số đó phải là 830.000 thùng/ngày. Tiếp theo trong tháng 4 cũng có nhiều nguồn tin như Reuters cho rằng sản lượng giảm 100.000 thùng/ngày. Argus báo cáo lại rằng họ tăng sản lượng lên 800.000 thùng/ngày và Platts thì cho rằng họ tăng lên tận 955.000 thùng/ngày. Mặc dù có lệnh cấm dầu Venezuela từ Mỹ, song chỉ một số khách hàng dừng nhập khẩu dầu. Giếng dầu Reliance của Ấn Độ đã cắt giảm phần lớn dầu từ Venezuala, đồng thời dừng việc cung cấp phụ gia cho dầu nặng tới quốc gia này. Tuy nhiên, giếng dầu Naraya của Ấn Độ mà phần nào được sở hữu bởi Nga vẫn chấp nhận dầu thô Venezuala như 1 phần cho khoản vay nợ của họ.
Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu dầu từ Venezuela như khoản nợ của các giếng dầu của Mỹ và nhận dầu thô cho đến cuối tháng 4, nhưng chủ yếu là số dầu đã được thanh toán. Nhập khẩu Mỹ không vi phạm lệnh trừng phạt bởi các công ty vẫn được gia hạn đến 28/04 để dừng vận chuyển dầu từ Venezuela.
Có lẽ đe dọa lớn nhất lên sản lượng dầu Venezuela hiện tại đến chính là từ họ chứ không phải lệnh trừng phạt của Mỹ. Thiếu hụt năng lượng và phụ gia khiến sản lượng và xuất khẩu giảm. Nếu mọi thứ hoạt động bình thường thì nhà đầu tư có thể kỳ vọng Venezuela tiếp tục xuất khẩu khoảng 800.000 đến 1 triệu thùng dầu/ngày.
Mỹ có thể thành công khi gia tăng áp lực lên giàn khoan của Ấn Độ để giảm nhập khẩu dầu từ Venezuela, nhưng công ty dầu quốc gia Trung Quốc CNPC sẽ tăng số lượng nhập và bán lại dầu thô trên thị trường. Tuy nhiên, nếu chống lại việc này thì thị trường có thể chứng kiến sự thiếu hụt đáng kể và kéo dài từ PdVSA.