Hôm qua (07/08), số liệu về cán cân thương mại tháng 4 Mỹ được công bố, cho thấy thâm hụt thương mại được mở rộng và ở mức cao nhất trong vòng 8 năm. Nguyên nhân là xuất khẩu Mỹ đã leo dốc “sốc” trong tháng 4, đặc biệt là mặt hàng năng lượng; trong khi nhập khẩu phục hồi.
Chi tiết, kim ngạch nhập khẩu tăng 2% đến mốc 263.2tr USD trong tháng 4, chủ yếu đến từ mặt hàng phương tiện, và máy móc; mặc dù nhập khẩu xăng dầu giảm mạnh. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu bị “co hẹp” đáng kể do nhu cầu thế giới dần suy yếu, trong bối cảnh đồng bạc xanh liên tục tăng giá, khiến các quốc gia bạn hàng khó khăn trong việc nhập khẩu các mặt hàng từ Mỹ; đặc biệt là đối với dầu thô.
Cán cân thương mại Mỹ, Tỷ giáfactory
Có thể thấy, đà tăng “sốc” của thâm hụt thương mại có thể dẫn đến tăng trưởng GDP thấp hơn trong quý thứ 2. Nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 6, đồng USD có khả năng sẽ tiếp tục tăng giá, và gây nhiều lo ngại lên sự chênh lệch cán cân thương mại của quốc gia này. Ở thời điểm hiện tại, công cụ khảo sát của CME cho thấy 66% Fed sẽ dừng đà tăng lãi suất trong tháng 6.
Chứng khoán Châu Âu nối tiếp đà tăng. Kết phiên giao dịch ngày thứ 4, chỉ số Dow Jones tăng 43 điểm, tương đương 0,1%. S&P 500 tăng 0,2% và Nasdaq Composite tăng 0,5%. Trong khi đó, chứng khoán Châu Á biến động khá trái chiều. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,8% lên 19.252 điểm. Trong khi đó, tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite tăng nhẹ 0,076% lên 3.197,76 điểm. Đà phục hồi của chứng khoán Nhật Bản dường như đã tạm dừng với chỉ số Nikkei 225 rơi 1,82% xuống 31.913,74 điểm, phá vỡ chuỗi 4 phiên tăng điểm. Về thị trường trong nước, VNIndex hôm qua đóng cửa tăng 0.11%, với sự điều chỉnh nhẹ của nhóm vốn hóa lớn và lấy đà của nhóm tài nguyên. Thời “bank, chứng, thép” có quay trở lại? Đón xem…