Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index (PMI) ngành Sản xuất Việt Nam của S&P Global đã giảm xuống 45.3 trong tháng 5 so với 46.7 trong tháng 4, đánh dấu tháng suy giảm thứ 03 liên tiếp trong nền kinh tế.
PMI có trị số trung bình là 50, trên ngưỡng 50 điểm phản ánh hoạt động SX gia tăng, mở rộng và ngược lại dưới mốc 50 phản ánh tình hình sản xuất đang bị co hẹp lại.
Sức khỏe của ngành sản xuất đi xuống rõ rệt, xuất phát từ ba yếu tố:
- Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn
- Chi phí đầu vào giảm lần đầu tiên sau ba năm
- Việc làm và hoạt động mua hàng giảm
Số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh nhất trong vòng 20 tháng tạo áp lực cho kỳ vọng phục hồi trong Q3 sắp tới. Mặc dù thông tin PMI có phần tiêu cực đối với tình hình vĩ mô, nhưng những còn số này không nằm ngoài dự đoán trong bối cảnh tổng cầu vẫn sụt giảm và XNK còn yếu.
Khó khăn rõ ràng vẫn hiện hữu , kể cả trong bối cảnh các tháng đầu năm cả nước ghi nhận xuất siêu. Tuy nhiên, với nền kinh tế có cơ cấu hàng hóa nhập khẩu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất chiếm tới hơn 80% thì nhập khẩu giảm tương ứng với nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ SXKD giảm, kéo theo đó chính là tình hình SXKD co hẹp theo như PMI đã phản ánh – đây là điểm khó của nền kinh tế ở thời điểm hiện tại
Còn đối với thị trường chứng khoán, dường như đang có những kỳ vọng trái chiều hơn giữa nới lỏng chính sách tiền tệ và tình hình SXKD, niềm tin của doanh nghiệp lại đang co hẹp. Thị trường khó có thể đi vào những đợt giảm sâu khi thanh khoản trong các phiên gần đây vẫn tiếp tục dâng cao và dòng tiền tập trung ở những cổ phiếu đầu cơ nhiều hơn là các cổ phiếu cơ bản.
Tuy nhiên, liệu trong tháng 06 có một đợt điều chỉnh để “nắn” lại dòng tiền? Chiến lược đầu tư phù hợp nào vào thời điểm này? Kỳ vọng PMI khởi sắc trong thời gian tới có thể xảy ra? Tất cả sẽ được giải đáp tại: