Giá dầu đang tăng, với dầu WTI đang ở trên mức $60/thùng và dầu Brent trên $70/thùng. Tổng thống Trump đã bày tỏ sự không hài lòng khi giá dầu tăng, nhưng rõ ràng là chính sách ông đưa ra lại đóng góp đáng kể cho đợt tăng giá này: sắc lệnh trừng phạt dầu từ Mỹ lên Iran và Venezuela đã cắt giảm đáng kể lượng dầu xuất khẩu trong tháng 2 và tháng 3.
Sản lượng cắt giảm tự nguyện từ Ả Rập Xê Út và không tự nguyện từ Kazakhstan cũng khiến thị trường thiết hụt trong tháng 3 và sẽ tiếp tục duy trì trong tháng 4. Cuộc chiến tại Libya phần nào cũng khiến giá cầu tăng cao trong tuần dù chưa thực sự có ảnh hưởng trực tiếp lên việc vận chuyển dầu.
Giá dầu sẽ đi về đâu nửa cuối năm 2019? Câu trả lời nằm trong tay của OPEC và chính quyền Trump.
Chính quyền Trump vẫn chưa đưa thêm gia hạn miễn trừ cho một số quốc gia. Miễn trừ có thể cho phép các quốc gia đó nhập khẩu thêm dầu Iran mà không vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Nếu miễn trừ được gia hạn thêm 6 tháng, ít nhất 1,5 triệu thùng dầu/ngày từ Iran có thể vẫn được duy trì tại thị trường.
Chính quyền Trump cũng đang yêu cầu Ấn Độ dừng nhập khẩu dầu Venezuela nhưng lượng dầu mà Venezuela có thể cung cấp cho thị trường phụ thuộc nhiều vào điều kiện của cơ sở vật chất cũng như nguồn điện của nước này.
OPEC và đồng minh quyết định chờ xem Trump sẽ làm gì với lệnh trừng phạt dầu Iran trước khi đưa ra chính sách cho nửa năm còn lại. OPEC với 14 quốc gia sản xuất dầu đã quyết định hủy cuộc họp tháng 4 và chờ đến cuộc họp thường kỳ tháng 6 để đưa ra đối sách với quyết định của Trump. Có vẻ như họ đang cân nhắc lại về việc cắt giảm sản lượng. Trong tháng 3, Bộ trưởng dầu mỏ Khalid Al Falih và những người khác bày tỏ xu hướng sẽ tiếp tục duy trì việc cắt giảm cho hết năm 2019. Ông nói rằng không có lý do gì để chấm dứt cam kết này.
Hiện tại giá dầu Brent đã vượt $70 và chính quyền Trump vẫn chưa ra quyết định sẽ gia hạn miễn trừ sau 04/05 hay không, OPEC và Nga thì lại đưa ra thông điệp trái ngược nhau. Vào 08/04, Al-Falih nói rằng thời điểm này là quá sớm để biết liệu cam kết cắt giảm sản lượng có được duy trì không? “Tháng 5 sẽ là tháng quan trọng,” – theo ông, cho thấy tầm quan trọng của việc Trump sẽ quyết định như thế nào với lệnh trừng phạt nhằm vào Iran để OPEC đưa ra đối sách về sản lượng dầu.
Ngược lại, Nga dường như không còn hào hứng với việc cắt giảm sản lượng nữa, đặc biệt là khi những yếu tố khác đã khiến giá dầu Brent lên đến $70/thùng. Kirill Dmitriev – người đứng đầu quỹ đầu tư trực tiếp của Nga và là người ủng hộ cam kết cắt giảm sản lượng chia sẻ rằng các điều kiện dường như không còn đảm bảo cho việc cắt giảm sản lượng sẽ được tiếp tục. Vladimir Putin nói rằng ông không muốn nhìn thấy giá dầu lên quá cao bởi nó sẽ ảnh hưởng xấu đến phát triển công nghiệp, và ông cảm thấy hài lòng với mức giá hiện tại.
Nhưng cần lưu ý rằng Nga đã gần như không cắt giảm sản lượng trong năm 2019. Họ không đạt được mục tiêu giảm sản lượng ở cả tháng 2 và tháng 3. Nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, Nga có thể tiếp tục hỗ trợ cắt giảm sản lượng nhưng không chỉ đơn giản là không đạt quota, mà là lợi dụng sản lượng cắt giảm từ Ả Rập Xê Út và các nước khác. Vì thế, Ả Rập Xê Út có thể gọi Nga là giả dối. Nhưng cũng còn là quá sớm để cho rằng Ả Rập Xê Út có thực sự đi theo chiều hướng đó hay không dù rằng Al-Falih đã để ngỏ cửa để chấm dứt cam kết cắt giảm sản lượng từ OPEC và đồng minh.